Rối loạn giấc ngủ khi mang thai và những cách giúp mẹ bầu ngủ ngon
Trong thời kỳ mang thai, bởi vì cơ thể có rất nhiều sự thay đổi nên giấc ngủ cũng có sự thay đổi lớn. Và chắc hẳn là mẹ bầu luôn quan tâm đến việc làm sao để có thể ngủ ngon giấc. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ nói về làm thế nào để mẹ bầu ngủ ngon, những lưu ý cho giấc ngủ cũng như là những ảnh hưởng của tư thế ngủ đối với trẻ. Nếu mẹ đang có những nỗi lo âu về giấc ngủ của bản thân, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Không chỉ là việc hay buồn ngủ trong thai kỳ, mà nó còn là vấn đề trong quá trình mang thai
Khi mang thai, bởi vì bụng sẽ dần to lên và sự cân bằng hormone bị thay đổi, dẫn đến việc rất nhiều điều trong cơ thể sẽ bị thay đổi. Chắc hẳn nhiều mẹ sẽ cảm thấy phiền não khi gặp phải những vấn đề như là cảm thấy rất là buồn ngủ trong thời kỳ bị rối loạn giấc ngủ, hoặc là mặc dù buồn ngủ nhưng không thể ngủ được khi gặp phải tình trạng mất ngủ. Rốt cuộc là chuyện gì đã xảy đến với cơ thể của bạn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Mất cân bằng hormone và cảm giác buồn ngủ luôn đến
Trong những tháng đầu thời kỳ mang thai, bởi vì đây là giai đoạn hình thành của trẻ nhỏ, một lượng lớn nội tiết tố nữ “progesterone” được tiết ra. Bởi vì sự bài tiết “progesterone” này, mẹ sẽ luôn trong tình trạng cảm thấy buồn ngủ. Điều quan trọng là mẹ cần phải ngủ càng nhiều càng tốt vì đây là hormone quan trọng để nuôi dưỡng trẻ trong bụng mẹ.
Không chỉ bị “ốm nghén” mà còn bị “nghén ngủ”
Chúng ta thường nghe rằng “ốm nghén” hay “nghén ăn”, nhưng cũng có một dạng nữa là “nghén ngủ”. Nghén ngủ là tình trạng trong một ngày mẹ sẽ cảm thấy nhiều cơn buồn ngủ kéo dài. Do vậy mà mẹ không có hứng thú làm gì cả.
Thế nhưng vẫn sẽ có trường hợp là mẹ bị mất ngủ
Trong thời kỳ mang thai, mẹ sẽ liên tưởng nhiều đến việc nghén ngủ, thế nhưng cũng có trường hợp mẹ không thể ngủ được. Khác với giai đoạn đầu mang thai, khi bước vào giai đoạn sau trung tuần mang thai, vì một lượng lớn “Estrogen” được tiết ra khiến cho mẹ ngủ không được sâu và hay tỉnh giấc. Ngoài ra, vào cuối thai kỳ, khi bụng mẹ ngày càng to lên, đôi khi mẹ sẽ bị thức giấc bởi chuột rút ở chân do sự tắc nghẽn lưu thông máu.
Những cách giúp mẹ ngủ ngon hơn tùy theo chu kỳ mang thai
Tùy theo tình trạng mang thai của mẹ mà cách ngủ cũng sẽ thay đổi, thế nhưng cách ngủ nào sẽ tốt cho mẹ?
Giai đoạn đầu thai kỳ (4 tháng đầu thai kỳ)
Trong giai đoạn đầu thai kỳ, giấc ngủ sẽ có sự thay đổi lớn như là “cảm thấy buồn ngủ bất cứ lúc nào” hay là “không thể ngủ được”. Điều này xảy ra là do việc mang thai nên dẫn đến sự thay đổi đột ngột của cơ thể. Trong giai đoạn này, bởi vì trẻ được hình thành trong bụng mẹ, do đó mà cân bằng nội tiết tố có sự thay đổi lớn do phải “nuôi dưỡng bào thai lớn lên”, “làm ấm cơ thể”, “sự hình thành nhau thai”, “tăng lượng máu để gửi dưỡng chất nuôi dưỡng nhau thai”, nên giấc ngủ của mẹ cũng gặp nhiều vấn đề. Ngoài ra, việc thai nghén cũng khiến cho nhiều mẹ không thể nào ngủ được. Trong trường hợp này, mẹ sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn nếu ngủ với tư thế nửa thân trên được nâng lên một chút. Trong giai đoạn đầu thai kỳ, cảm giác thường xuyên buồn ngủ là một trong những phản ứng phòng vệ đối với sự thay đổi đột ngột của cơ thể. Chính vì vậy, điều quan trọng là mẹ ngủ với tư thế mà mình cảm thấy thoải mái và dễ ngủ.
Chu kỳ giữa thai kỳ ( khi mẹ mang thai từ 5 - 7 tháng )
Khi mẹ bước vào giai đoạn ổn định của thai kỳ, thì triệu chứng “ốm nghén” cũng sẽ dần bớt đi và bụng cũng sẽ to lên. Khi vào giai đoạn này, mẹ sẽ cảm thấy lo lắng hơn trong việc nằm sấp vì suy nghĩ đến sức ép từ trong bụng và việc ảnh hưởng đến đứa con trong bụng. Do đó, mẹ sẽ cảm thấy khó chịu nếu ngủ theo cách nằm sấp như bình thường. Những lúc như thế mẹ có thể thử dùng gối ôm trong lúc ngủ. Hơn nữa, mọi người thường nói rằng nên nằm cân đối trọng lượng cơ thể, và nằm ngửa khi ngủ, sẽ giúp cho cơ thể ít bị biến dạng hơn. Nhưng trong 3 tháng giữa chu kỳ này, mẹ có thể sẽ cảm thấy khó khăn tùy theo cách mẹ ngủ. Mẹ có thể sử dụng gối đệm và gối ôm để lựa chọn được tư thế ngủ thoải mái với mẹ.
Chu kỳ cuối thai kỳ (khoảng 8 tháng sau khi mang thai)
Trong chu kỳ cuối thai kỳ, bụng của mẹ đã trở nên lớn hơn, bào thai to lên gây áp lực lên các cơ quan và các mạch máu xung quanh. Vì vậy mà trong chu kỳ này nếu mẹ ngủ với tư thế nằm ngửa thì bào thai sẽ chèn ép tĩnh mạch chủ bên phải cột sống, và gây nên tình trạng tắc nghẽn mạch máu. Trạng thái đó được gọi là “Hội chứng chèn ép động mạch chủ”, sẽ gây nên tình trạng khó thở và choáng váng, nhiều khi cũng dẫn đến việc bị ngất đi. Hơn nữa, nếu tình trạng này liên tục xảy ra, thì có khả năng gây nên việc lượng máu truyền đến bào thai sẽ bị giảm đi và không thể cung cấp đầy đủ khí oxy và dinh dưỡng cho thai nhi. Chính vì điều đó, nếu nằm ngửa khi ngủ và mẹ cảm thấy bị khó thở thì mẹ nên lập tức thay đổi tư thế ngủ của mình. Việc nằm ngửa khi ngủ cũng sẽ dễ gây ra tình trạng bị chuột rút.
Những cách giúp cho mẹ dễ ngủ (Tư thế Sims - Sims position)
Mặc dù điều quan trọng với giấc ngủ trong thai kỳ là ngủ với tư thế mẹ cảm thấy thoải mái, nhưng mà “Liệu cách ngủ nào sẽ tốt?”. Mẹ nên thử ngủ với tư thế Sims, điều này sẽ ít gây áp lực lên cơ thể. Tư thế Sims đã được nhiều bà mẹ áp dụng vì ngoài việc giúp cho cơ thể cảm thấy thoải mái khi ngủ, còn giúp cho tinh thần được thoải mái hơn trong thai kỳ. Cách ngủ với tư thế Sims về cơ bản là tư thế nằm nghiêng sang bên trái. Khi đó, duỗi thẳng chân trái và cong chân bên phải. Lúc này, đầu gối chân phải cong lên và tư thế nằm sát mặt giường. Tiếp theo, mẹ nên kéo nhẹ cánh tay trái về phía dưới và uốn cong nhẹ. Mặc dù tư thế nằm úp của tư thế Sims được nói rằng giúp cho mẹ cảm thấy thoải mái hơn, nhưng cũng tùy theo mỗi người mà tư thế này cũng có thể gây áp lực lên bụng của mẹ. Khi gặp cảm giác khó chịu với tư thế Sims, mẹ có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh tư thế cao lên bằng cách dùng gối đệm hay gốm ôm kê giữa giường và chân phải. Khi áp lực ở bụng được giảm đi mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Hãy để cánh tay và mặt ở hướng mà mẹ cảm thấy thoải mái nhất.
Những điều cần lưu ý khi mẹ áp dụng tư thế Sims khi ngủ
Khi bụng bạn ngày càng to lên thì chúng tôi khuyên là bạn nên áp dụng tư Sims cho để cải thiện giấc ngủ, nhưng mẹ cũng nên lưu ý về hướng khi nằm ngủ. Nếu mẹ nằm ngủ với tư thế Sims, hãy lưu ý rằng mẹ cần phải nghiêng qua bên trái. Cơ thể con người có một tĩnh mạch chủ ở phía dưới bên phải của tử cung tập trung vào cột sống, và một động mạch chủ ở phía dưới bên trái. Các động mạch không cản trở lưu lượng máu khi tử cung bị đè lên, nhưng các tĩnh mạch mềm khi bị sức nặng của tử cung chèn ép, sẽ có thể gây ra tình trạng cản trở máu lưu thông khi nằm ngửa. Vì vậy, khi áp dụng tư thế Sims, điều quan trọng là mẹ cần nằm nghiêng qua trái.
Có những khoảng thời gian thư giãn cùng con
Chúng tôi đã giới thiệu đến mẹ một vài phương pháp mà có thể áp dụng để có một giấc ngủ ngon trong thai kỳ. Sau khi con được sinh ra, mẹ sẽ rất khó để có một giấc ngủ trọn vẹn vì phải thường xuyên cho con bú và những đêm trẻ khóc quấy. Vì vậy, trong giai đoạn thai kỳ, mẹ hãy cố gắng ngủ nhiều nhất có thể. Hãy thử áp dụng những cách mà chúng tôi giới thiệu ở trên nhé!