HAJIMARIMOM.com

View Original

Tại sao trẻ lại không ngủ trưa? Phương pháp giúp trẻ có một giấc ngủ ngon là gì?

Giấc ngủ là vô cùng quan trọng đối với trẻ. Trong đó, giấc ngủ trưa ở trẻ nên kéo dài bao lâu và số lần ngủ lý tưởng ở trẻ là bao nhiêu lần? Chắc hẳn có rất nhiều mẹ cảm thấy phiền muộn và vất vả vì trẻ rất dễ ngủ vào buổi tối nhưng lại rất khó ngủ vào buổi trưa. Hiểu được nỗi lo đó của mẹ, trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ nói về số lần và thời gian kéo dài của giấc ngủ trưa, cách tạo môi trường cho trẻ dễ ngủ vào buổi trưa và cách ru bé ngủ. Mẹ nào đang có những nỗi phiền muộn về giấc ngủ trưa của trẻ thì nhất định hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

"Hội chứng quấy khóc khi ngủ" ở trẻ là gì?

“Hội chứng quấy khóc khi ngủ ở trẻ” là trạng thái cảm thấy khó chịu ở trẻ trước khi ngủ trưa và ngủ đêm, trẻ sẽ khó ngủ và quấy khóc. Mặc dù tình trạng này thường xảy ra khi trẻ buồn ngủ nhưng không thể nào ngủ được, nhưng cũng xảy ra khi trẻ bị giật mình thức giấc.

Tại sao buổi tối trẻ có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ nhưng đến trưa trẻ lại quấy khóc?

Chúng ta đều biết giấc ngủ đêm đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn phát triển ở trẻ nhỏ. Vì có nhiều hoocmon tăng trưởng được điều tiết vào ban đêm, nên nhiều người trong chúng ta sẽ có một chế độ ngủ sớm dậy sớm. Mặc dù sẽ có sự khác nhau ở mỗi trẻ nhưng chắc chắn rằng khi trẻ được cha mẹ xác định giờ ngủ và giờ thức giấc cụ thể, thì hầu như là trẻ sẽ ngủ một khoảng thời gian nhất định trong đêm mà không thường xuyên quấy khóc.Thế nhưng, giấc ngủ trưa cũng đóng vai trò rất lớn trong việc hồi phục thể lực ở trẻ nhỏ. Bởi vì cùng với sự phát triển ở trẻ mà khoảng thời gian ngủ trưa cần thiết ở sẽ thay đổi, vì vậy mà thời điểm cho trẻ ngủ trưa cũng sẽ thay đổi. Ngoài ra, bởi vì mọi người thường nói rằng để phân biệt với giấc ngủ trưa thì tốt nhất là nên cho trẻ ngủ trong một không gian yên tĩnh. Cũng chính vì điều đó, mà rất nhiều trẻ quấy khóc và khó ngủ vào ban ngày.

Điều quan trọng là mẹ cũng cần phải bình tĩnh

Chắc hẳn là có nhiều bà mẹ rất là vất vả khi phải vừa trông con vừa làm việc nhà. Nên có rất nhiều mẹ cảm thấy rằng lúc con ngủ chính là khoảng thời gian tốt nhất để mẹ có thể làm xong việc nhà và cũng xem đó như là khoảng thời gian quý báu để mẹ có thể nghỉ ngơi. Cũng chính vì vậy mà nếu trẻ không thể ngủ trưa một cách thuận lợi thì mọi dự định sau đó của mẹ đều sẽ bị bỏ dỡ, và nhiều khi mẹ không tránh khỏi cảm xúc bực tức vì điều đó nhỉ. Cả mẹ và trẻ đều sẽ có những trạng thái riêng trong ngày. Và người ta nói rằng trẻ sẽ có thể tự điều chỉnh giấc ngủ cần thiết cho bản thân mình. Tùy theo trường hợp mà mẹ không nên ép trẻ ngủ trưa, mà thay vào đó hãy cho trẻ đi ngủ sớm vào ngày hôm đó. Đôi khi, điều quan trọng là mẹ không nên suy nghĩ quá nhiều về vấn đề đó.

Tạo ra môi trường để trẻ có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ trưa

Đối với trẻ nhỏ, môi trường cho trẻ ngủ là rất quan trọng. Vậy thì, đối với giấc ngủ trưa của trẻ thì mẹ nên tạo cho trẻ môi trường như thế nào là tốt?

Chỗ ngủ

Đối với nơi ngủ cho giấc ngủ trưa của trẻ, mẹ nên chọn những nơi giúp trẻ dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Thông thường thì, tốt hơn hết là mẹ nên chọn những nơi trẻ có thể nhìn thấy mẹ và cảm thấy được mẹ đang ở gần. Như vậy thì bên cạnh việc giúp trẻ an tâm hơn khi ngủ, mẹ cũng có thể xoay xở kịp nếu có chuyện gì đó xảy ra. Những vật dụng tiện ích mà mẹ có thể sử dụng cho trẻ đó là nôi di động và chiếu gấp gọn. Sẽ dễ dàng để tạo cho trẻ thói quen ngủ trưa hơn nếu mẹ cho trẻ làm quen ở một chỗ ngủ nhất định.

Âm thanh và ánh sáng

Có rất nhiều lý do khiến trẻ thức giấc, nhưng nếu mẹ chọn một nơi yên tĩnh, tránh được ánh sáng chói chang và tiếng ồn, thì sẽ giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện giấc ngủ trưa ở trẻ. Độ sáng thích hợp cho một giấc ngủ trưa là ánh sáng mờ. Vì vậy, mẹ hãy lưu ý đừng chọn nơi quá chói sáng hay những nơi quá tối nhé! Tốt hơn hết là mẹ nên tắt hết đèn trong phòng, chỉ chừa lại một chút ánh sáng tự nhiên, để trẻ hiểu được rằng đã tới lúc ngủ trưa. Và mẹ cũng nên tắt ánh sáng từ màn hình tivi và LCD.

Nhiệt độ - độ ẩm

Đối với trẻ em, việc quản lý nhiệt độ và độ ẩm rất là quan trọng. Điều này là do khả năng điều nhiệt ở cơ thể trẻ vẫn chưa hoàn thiện, chính vì vậy mà nhiệt độ tăng cao hay giảm cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sự thoải mái ở trẻ nhỏ. Hãy cùng điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm mà mẹ cũng cảm thấy thoải mái. Tùy theo thời tiết sẽ có sự thay đổi nhưng mà nhiệt độ tuyệt vời cho một giấc ngủ trưa vào mùa hè đó là 26 ~ 28℃, còn mùa đông là 20 ~ 23℃. Độ ẩm lý tưởng là khoảng 60%. Hãy đặt máy đo độ ẩm và máy tạo độ ẩm ở gần những nơi trẻ nằm để tạo không gian thoải mái cho trẻ.

Những cách ru trẻ ngủ

Có rất nhiều bà mẹ cảm thấy rằng “Ru con ngủ thật là vất vả”. Sau đây chính là một số cách giúp mẹ có thể ru trẻ ngủ một cách dễ dàng hơn

Vỗ nhẹ lưng trẻ

Mặc dù cách trẻ chìm vào giấc ngủ ở mỗi trẻ sẽ khác nhau, nhưng cách mà trẻ thích nhất chính là sự âu yếm từ cha mẹ. Mẹ hãy ngủ cùng trẻ và nhẹ nhàng vỗ nhẹ lên lưng, ngực và mông trẻ. Nếu mẹ vỗ nhẹ nhàng theo nhịp thở của trẻ, trẻ sẽ dần cảm thấy an tâm và chìm vào giấc ngủ dễ dàng. Ngoài ra, nắm tay trẻ hoặc xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân cũng là một cách tốt mà mẹ có thể áp dụng.

Ôm trẻ vào lòng như cách “chú rái cá ôm con”

Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng cách ôm trẻ phía trên bụng mẹ như cách “chú rái cá ôm con”. Khi trẻ nghe được nhịp tim của mẹ, trẻ sẽ cảm thấy an tâm và sẽ ngủ dễ dàng hơn. Với cách này, mẹ nên chú hơn đến tư thế ngủ của trẻ. Nếu mẹ ôm trẻ theo cách này, trẻ sẽ nằm sấp khi ngủ. Chính vì vậy khi trẻ đã chìm sâu vào giấc ngủ, mẹ nên trở người trẻ nằm ngửa lên hoặc nghiêng sang một bên.

Mẹ hãy thay đổi cảm xúc và không ép trẻ phải ngủ

Khi bạn có một thể lực ngày càng tốt hơn thì bạn sẽ có xu hướng không ngủ. Trong quá trình nuôi con thì việc cha mẹ cảm thấy nặng nề nhất chính là nghĩ rằng “Con không chịu ngủ”. Trước khi sinh con thì mẹ chẳng nghĩ đến việc sẽ có lúc mình phải khó khăn thế nào khi không thể làm việc nhà và không có thời gian dành riêng cho bản thân mình. Nếu mẹ không thể làm xong công việc nhà, bạn có thể cùng làm với chồng vào ngày nghỉ, hoặc tốt hơn nữa là mẹ có thể thuê người phụ giúp việc dọn dẹp. Và điều quan trọng cuối cùng là nếu con không ngủ được thì mẹ hãy tìm cách để thay đổi tâm trạng và vui vẻ với con rằng “Con không ngủ cũng không sao cả.”