Tăng cân trong thai kỳ và những điều mẹ cần lưu ý

Việc quản lý cân nặng trong thời kỳ mang thai có quan trọng không?

Cách tăng cân một cách hợp lý và điểm mấu chốt của việc quản lý cân nặng

“Hãy ăn nhiều cho cả phần của con ở trong bụng nữa”. Đây là câu mà ngày xưa thường người ta nói. Bây giờ, ăn quá nhiều và thừa cân không tốt cho mẹ và em bé trong bụng. Tuy nhiên, ngay cả việc ăn kiêng và giảm cân quá gầy cũng sẽ đem đến nhiều bất lợi cho sức khỏe mẹ và bé. Vậy mẹ nên tăng bao nhiêu cân để em bé phát triển khỏe mạnh? Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu những điểm mấu chốt trong việc tăng cân và quản lý cân nặng lý tưởng khi mang thai để mẹ có thể phòng tránh những rắc rối, bệnh tật.

Cách lý tưởng để tăng cân là gì?

Tùy thuộc vào hình dáng cơ thể ban đầu mà có nhiều cách khác nhau, nhưng nhìn chung, cách lý tưởng để tăng cân dành cho những mẹ bầu có thể hình “nhẹ cân” và “bình thường” là tăng 0,3 - 0,5kg mỗi tuần, từ giữa thai kỳ đến cuối thai kỳ. Tăng giảm cân đột ngột không tốt cho sức khỏe, và chỉ nên tăng cân một cách từ từ chậm rải. Hãy cẩn thận nếu bạn tăng hơn 0,5kg một tuần. Để biết cân nặng phù hợp với mình, bạn cần kiểm tra trước chỉ số BMI (Chỉ số khối cơ thể).

Giới hạn lớn nhất của việc tăng cân

Giới hạn lớn nhất của việc tăng cân khi mang thai là dựa trên cân nặng trước khi mang thai của bạn. Chỉ số thể trạng cơ thể được quốc tế công nhận có thế tính bằng công thức [BMI = cân nặng kg ÷ ], bạn hãy tìm hiểu chỉ số của của riêng mình nhé. Ví dụ, trường hợp của người có cân nặng 52kg, cao 160cm (1,6m), thì BMI = 52÷1.6÷1.6=20.312.Chỉ số BMI nhỏ hơn 18,5: Cân nặng trước khi mang thai thuộc loại gầy. Mức tăng cân ước tính khoảng 9-12 kg.Chỉ số BMI từ 18,5 - 25: Cân nặng trước khi mang thai thuộc loại tiêu chuẩn. Mức tăng cân ước tính khoảng 7-12 kg.Chỉ số BMI trên 25: Tùy từng trường hợp riêng biệt (tham khảo ý kiến bác sĩ)Tuy nhiên, mặc dù nói rằng chỉ số BMI của bạn nằm trong phạm vi thích hợp, thì bạn cũng không được tăng cân quá nhanh, chẳng hạn tăng hơn 0,5kg trong 1 tuần. Tăng cân đột ngột làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp thai kỳ. Vì vậy hãy chú ý mẹ nhé!

Hãy đặc biệt cẩn thận nếu bạn bị thừa cân khi mang thai

Nếu bạn tăng cân quá nhiều trong lúc mang thai sẽ làm gia tăng rủi ro xảy ra các bệnh lý như bệnh tiểu đường thai kỳ, hội chứng cao huyết áp trong thai kỳ, sinh ra em bé quá to, băng huyết, phải sinh mổ.  Điều này có thể được ngăn ngừa bằng cách có một chế độ ăn uống và hấp thụ một lượng calories hợp lý. Ngoài ra, nếu bạn mắc bất kỳ bệnh nào trong số này, bạn nên xem xét lại lối sống hằng ngày của bạn và điều trị càng sớm càng tốt. Hãy cẩn thận để không bị thừa cân khi mang thai và quản lý cân nặng của bạn một cách chi tiết.

Điểm mấu chốt để quản lý cân nặng khi mang thai

tăng cân khi mang thai

Ngay cả khi bạn nhận ra là bạn cần phải kiểm soát cân nặng của mình khi mang thai, thì bạn vẫn có những băn khoăn rằng: cụ thể là mình phải lưu ý những điều gì đây? Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu những điểm cần lưu ý trong việc quản lý cân nặng khi mang thai. Hãy thử áp dụng nó để quản lý cân nặng trong thời kỳ mang thai nhé.

Quản lý cân nặng bằng thói quen ăn uống

Năng lượng hàng ngày cần thiết cho một phụ nữ trưởng thành trước khi mang thai là khoảng 2.000 kcal. Khi mang thai, bạn cần tăng cường bổ sung năng lượng cho thai nhi. Theo như chỉ dẫn thì trong giai đoạn đầu thai kỳ cần bổ sung thêm 50kcal, giai đoạn giữa thai kỳ bổ sung thêm 250kcal, giai đoạn cuối thai kỳ cần bổ sung thêm 450kcal. Lượng ăn vào quan trọng, nhưng chế độ ăn uống còn quan trọng hơn. Hấp thụ lượng đồ ngọt và carbohydrate như bình thường, đồng thời tăng cường ăn nhiều rau, trái cây, thịt và cá.

Duy trì cân nặng bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng

Nếu thai kỳ của bạn phát triển tốt thì bạn cũng nên tập thể dục nhẹ nhàng để duy trì cân nặng. Nếu bạn vận động cơ thể vừa phải bằng cách đi bộ, yoga cho bà bầu, kéo giãn cơ thể, thì có thể ngăn ngừa và cải thiện tình trạng cứng cổ và vai, đau thắt lưng, tuần hoàn máu sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và hạn chế tập thể dục nếu mắc các bệnh mãn tính hay có nguy cơ sảy thai cao.

Giảm căng thẳng giúp hạn chế việc tăng cân

Khi mang thai, do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, bạn có xu hướng bị căng thẳng, cảm thấy chán nản hoặc không thể ngủ ngon. Một số mẹ sẽ ăn nhiều hơn để giảm căng thẳng. Hãy cố gắng đi dạo hoặc tắm thư giãn để giảm căng thẳng nhé.

Tận hưởng cuộc sống thai sản của bạn trong khi kiểm soát cân nặng

mang thai

Quản lý cân nặng khi mang thai rất quan trọng đối với cả mẹ và con. Bạn sẽ muốn kiểm soát tốt cân nặng của mình, đồng thời theo dõi cân nặng hàng ngày và chú ý đến chế độ ăn uống cũng như tập thể dục của mình đúng không. Nhưng mà, ngay cả khi bạn biết tầm quan trọng của việc quản lý cân nặng khi mang thai và cố gắng hết sức, thì cũng có thể không đạt được hiệu quả. Hãy tận hưởng cuộc sống thai sản của bạn trong thời gian nghỉ ngơi để không bị căng thẳng nhé.

Xem thêm: Vì sao vợ luôn nổi nóng sau khi sinh?

Previous
Previous

【YOU are the best MOM】phần 7 - Gieo mầm sự tự tin trong con

Next
Next

Vì sao vợ luôn nổi nóng sau khi sinh?