HAJIMARIMOM.com

View Original

Thực phẩm mẹ ăn trong thai kỳ có phải nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng?

Mẹ có bao giờ nghe nói rằng trẻ bị dị ứng là do chế ăn uống khi mẹ mang thai? Khi tình trạng dị ứng xảy ra, nhiều mẹ sợ rằng sẽ ảnh hưởng đến trẻ. Vì vậy, nhiều mẹ đã để ý và cẩn trọng hơn trong việc ăn uống trong thai kỳ. Lần này, chúng tôi sẽ nói về những điều mẹ cần lưu ý khi ăn uống trong lúc mang thai.

“Trong thai kỳ, không ăn những thực phẩm bạn lo lắng sẽ gây dị ứng” là không đúng!

Mẹ đã từng nghe “Để trẻ không dị ứng “trứng” nên mẹ không ăn “trứng” khi mang thai” chưa? Nhưng thực tế, đây là một suy nghĩ không đúng. Mặt khác, nhiều người cho rằng di truyền có mối liên hệ đến việc dễ gây ra dị ứng ở trẻ. Ví dụ như, cha hoặc mẹ bị dị ứng một món gì đó, thì trẻ có thể sẽ bị dị truyền và dị ứng giống như vậy.

Trong thai kỳ, ăn nhiều thực phẩm khác nhau để cân bằng dinh dưỡng là rất quan trọng

Trước đây, như một biện pháp phòng dị ứng ở trẻ, nhiều bà mẹ đã truyền tai nhau rằng không nên ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng trong thai kỳ. Thế nhưng, nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra việc loại bỏ các thành phần gây dị ứng không làm thay đổi tỷ lệ gây dị ứng ở trẻ. Với mẹ, ăn nhiều thành phần để cân bằng dinh dưỡng là một cách tốt nhất để duy trì thể chất cũng như kiểm soát cân nặng trong thai kỳ.

Đặc điểm dị ứng của trẻ theo lứa tuổi

Tùy theo độ tuổi mà các thành phần dễ gây dị ứng cho trẻ cũng thay đổi. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tham khảo những đặc trưng dị ứng của trẻ theo từng độ tuổi mẹ nhé!

Độ tuổi sơ sinh (0 ~ 2 tuổi)

Các bệnh dị ứng thường thấy ở trẻ giai đoạn sơ sinh là bệnh về “dị ứng thức ăn” và “viêm da dị ứng”. Bởi vì trẻ chưa phát triển toàn diện nên có một số xét nghiệm chưa thể thực hiện được. Do đó, rất khó phân biệt được triệu chứng do dị ứng gây hay do một bệnh khác gây ra. Vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ phải quan sát thật kỹ các triệu chứng xảy đến. Độ tuổi này là giai đoạn bắt đầu các dị ứng ở trẻ. Và thành phần đầu tiên được kể đến có thể gây dị ứng ở trẻ chính là thực phẩm.Dị ứng thể hiện qua các triệu chứng của tiêu hóa như tiêu chảy, nôn ói, đau bụng. Hay các triệu chứng về da liễu như phát ban, nổi mẩn.

Độ tuổi ăn dặm ( 2 ~ 6 tuổi )

Trong độ tuổi này, cơ thể của trẻ đã phát triển hơn so với lứa tuổi sơ sinh, vì vậy mà các dị ứng của trẻ có thể thuyên giảm hoặc chữa khỏi. Khi cha mẹ thấy trẻ không có biểu hiện dị ứng dù ăn phải thực phẩm gây dị ứng. Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định bắt đầu cho trẻ ăn lại thực phẩm đó. Mặt khác, có nhiều trẻ có thể sẽ dị ứng mạnh mẽ hơn với các thành phần như côn trùng nhỏ (ve, mạt) hay bụi nhà, những triệu chứng nãy dễ dẫn đến các căn bệnh về hen suyễn.

Lứa tuổi học sinh ~ vị thành niên ( sau 6 tuổi )

Trong giai đoạn này, bởi vì các chức năng của cơ thể đã phát triển vượt bậc. Các chức năng như hệ miễn dịch và hệ nội tiết cũng dần hoàn thiện, nên cũng sẽ có trẻ có thể cải thiện được các biểu hiện của dị ứng như bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, các hoạt động ngoài trời của trẻ cũng tăng lên, làm tăng khả năng tiếp xúc với các thành phần gây dị ứng như phấn hoa và bụi, cũng có thể khiến cho triệu chứng dị ứng dễ dàng tái phát. Trong đó, bệnh viêm xoang ngày càng tăng theo từng năm. Theo báo cáo chúng tôi tìm thấy, một nửa trong số đó là do biến chứng của bệnh hen suyễn.

Nếu trẻ vẫn tiếp tục có phản ứng dị ứng thì phải làm thế nào?

Nếu trẻ được thăm khám và chẩn đoán dị ứng do thực phẩm, và mẹ biết được thành phần cụ thể của chất gây dị ứng là gì. Thì mẹ tuyệt đối không được cho trẻ ăn những thực phẩm như thế nữa. Bởi vì, tình trạng dị ứng trở nặng có thể làm nguy hại đến tính mạng. Thế nhưng, không phải trường hợp nào mẹ cũng nên tránh thành phần dị ứng cho trẻ. Sữa mẹ có chứa một thành phần nhỏ những gì mà mẹ ăn vào. Tuy nhiên, dù mẹ ăn tiếp cũng không ảnh hưởng đến sữa mẹ. Nhưng trước đó, mẹ hãy thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên môn mẹ nhé.