Thực phẩm mẹ không nên cho bé ăn trong giai đoạn ăn dặm
Khi bắt đầu giai đoạn ăn dặm, chắc có lẽ điều mẹ bận tâm nhất chính là “Cho bé ăn món này có sao không?”. Bởi vì hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa phát triển toàn diện, sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng dị ứng, tiêu hóa kém. Để tránh phải rơi vào sự lo lắng mỗi lần chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé, cách tốt nhất là mẹ cần trang bị cho mình một số kiến thức về thực phẩm cho con. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến mẹ những thực phẩm dễ gây dị ứng mà me không nên cho trẻ ăn và những điều mẹ cần lưu ý trong quá trình ăn dặm của trẻ nhỏ.
Những món ăn nào dễ gây ngộ độc thực phẩm đối với trẻ nhỏ?
Mật ong
Mật ong nổi tiếng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, vì mật ong về cơ bản là thực phẩm tự nhiên chưa qua xử lý nhiệt, nên thường chứa các bào tử Clostridium botulinum. Bào tử này không gây nguy hại đến sức khỏe nếu hệ thống tiêu hóa của cơ thể ổn định, khỏe mạnh và trẻ đã trên một tuổi. Thế nhưng, các bé dưới 1 tuổi có sức đề kháng còn yếu sẽ dễ bị nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum dẫn đến “ngộ độc thịt (Botulinum) ở trẻ sơ sinh”. Ngộ độc Botulinum sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và có nguy cơ nguy hiểm đến tinh mạng của trẻ nhỏ. Vì vậy, cân nhắc về độ tuổi sử dụng mật ong sẽ giúp mẹ phòng ngừa được những trường hợp không mong muốn xảy đến. Bên cạnh mật ong, mẹ cũng cần tránh cho bé sử dụng nước uống, bánh ngọt và thực phẩm có chứa mật ong.
Cá sống
Trong cá sống, có thể tồn tại một số vi khuẩn mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Do đó, với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, có thể khiến cho trẻ nhỏ bị ngộ độc. Hiện nay, các món ăn Nhật đang rất nổi tiếng ở Việt Nam, đặc biệt là món sushi (cá sống). Nhưng hãy lưu ý và cẩn thận trước khi cho trẻ ăn mẹ nhé!
Thức ăn dễ mắc kẹt trong cổ họng
Cẩn thận với những thứ khó nhai (bánh gạo, thạch, rong biển, v.v.) và những thứ nhỏ, tròn (các loại hạt, đậu, kẹo, cà chua bi, v.v.). Bé chưa biết nhai hay nhai chưa giỏi có thể vô tình nuốt phải. Đồ ăn có thể bị mắc kẹt trong cổ họng của trẻ nhỏ và gây ra nghẹt thở. Đối với trẻ ăn dặm, mẹ hãy lựa chọn thực phẩm có độ cứng vừa phải và kích thước thích hợp tùy theo giai đoạn ăn dặm của trẻ.
Thực phẩm có nhiều đường, chất béo và muối
Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm nhiều đường, chất béo và muối như sô cô la, kem, đồ ăn nhẹ, đồ ăn nhanh và nước trái cây trong giai đoạn ăn dặm. Ngay cả sau thời kỳ ăn dặm của trẻ, việc ăn quá nhiều những món ăn như thế này cũng sẽ không tốt cho sức khỏe của con.
Món ăn có chứa chất phụ gia
Thực phẩm đã qua chế biến như giăm bông và xúc xích chứa rất nhiều chất phụ gia như chất bảo quản, chất tạo màu và hương vị. Ngoài ra các thực phẩm này còn chứa một lượng muối cao. Ăn quá nhiều muối trong giai đoạn ăn dặm sẽ gây nên một số ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Vì vậy, nếu mẹ muốn cho trẻ thử các thực phẩm trên, hãy cho trẻ thử ăn sau giai đoạn ăn dặm.
Những món ăn dễ gây dị ứng
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý những món ăn dễ gây dị ứng.Tuy nhiên, làm sao để biết trẻ dị ứng với những thành phần nào? Mẹ chỉ có thể lưu ý các thành phần bữa ăn mỗi ngày và quan sát tình trạng của trẻ nhỏ để kịp thời xử lý. Với những nguyên liệu lần đầu trẻ được ăn, hãy cho con ăn thử một lượng nhỏ, sau đó mới tăng dần lên. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo 6 loại thực phẩm dễ gây dị ứng đến trẻ sau đây. Chúng tôi sẽ giới thiệu cho mẹ giai đoạn, và cách cho bé ăn dặm đối với những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao. Hãy tham khảo tiếp phần dưới đây mẹ nhé!
Trứng
Khi trẻ được 7 - 8 tháng tuổi, hãy cho trẻ ăn lòng đỏ đã được nấu chín kỹ. Và có thể cho trẻ ăn cả lòng trắng và lòng đỏ sau khi con được 9 tháng tuổi.
Sữa
Nếu mẹ muốn cho trẻ uống sữa bò, hãy làm ấm sữa trước khi cho bé dùng. Ngoài ra, cũng có thể dùng phô mai hoặc sữa chua. Điều quan trọng là mẹ cần quan sát tình trạng cơ thể từng chút một.
Bột mỳ
Chỉ nên cho trẻ dùng bột mỳ từ 7~8 tháng tuổi. Ban đầu, hãy chia các sản phẩm lúa mì thành những miếng nhỏ và cho con ăn với lượng ít hơn một thìa.
Đậu phộng
Trong giai đoạn ăn dặm, mẹ không nên cho trẻ ăn đậu phộng.Sau 1 năm tuổi, chúng ta hãy nghiền thật nhuyễn và trộn với các loại rau để xem phản ứng của trẻ như thế nào. Đối với đậu phộng nguyên hạt, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn sau 3 tuổi để tránh tình trạng mắc nghẹn.
Hải sản như tôm, cua
Hải sản, đặc biệt là tôm cua dễ gây nên dị ứng cho trẻ nhỏ. Nếu mẹ muốn bổ sung các thành phần dinh dưỡng có trong hải sản, có thể cho trẻ ăn từ sau 1 tuổi rưỡi. Trong giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể tìm hiểu một số thực phẩm thay thế khác. Trong quá trình ăn dặm, mẹ sẽ cần lưu ý nhiều thực phẩm trong thực đơn của bé. Khi trẻ lớn hơn, con sẽ có thể ăn và thử được nhiều món khi hệ tiêu hóa đã hoàn chỉnh. Vì vậy, trong giai đoạn này, mẹ nên chọn thực phẩm an toàn, hạn chế tình trạng dị ứng ở trẻ. Nắm vững một số kiến thức cơ bản sẽ giúp cho mẹ trải qua giai đoạn ăn dặm của con dễ dàng hơn. Ngoài việc chú ý đến các nguyên liệu mẹ , mẹ cũng cần theo dõi và tăng nguyên liệu theo giai đoạn phát triển để tạo nên một bữa ăn dặm ngon miệng và thú vị cho bé.Xem thêm: Cơm gà nấu bằng nồi cơm điện đơn giản!