HAJIMARIMOM.com

View Original

Trầm cảm sau sinh ở mẹ

Phương pháp kiểm tra và khắc phục tình trạng “Trầm cảm sau sinh” ở mẹ

Với những người mẹ, cuộc sống luôn bận rộn quanh việc nhà, chăm con. Đôi lúc, mẹ có thể sẽ cảm thấy mất bình tĩnh với đứa con đáng yêu của mình, hay cảm thấy buồn bã và mệt mỏi lẫn thể chất và tinh thần. Ngoài sự căng thẳng mệt mỏi khi chăm con, sự cân bằng nội tiết tố của người phụ nữ cũng sẽ thay đổi sau khi sinh con. Vì vậy mà được nói rằng sẽ có khả năng bị trầm cảm cao gấp đôi so với nam giới. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ chỉ cho mẹ cách tự mình kiểm tra và cách khắc phục tình trạng trầm cảm sau sinh ở mẹ.

Có rất nhiều loại trầm cảm sau sinh và khi chăm con nhỏ

Có 3 loại trầm cảm chính trong quá trình mang thai và nuôi con nhỏ: “hội chứng baby blues”, “trầm cảm sau sinh”, “trầm cảm khi chăm con nhỏ”. “Hội chứng baby blues” là một biểu hiện nhẹ của chứng trầm cảm sau sinh. Xảy ra do sự mất cân bằng nội tiết tố của mẹ trong lúc mang thai và sau khi sinh. Và hầu như người mẹ nào cũng sẽ gặp phải tình trạng này. Thông thường, tình trạng này sẽ xuất hiện trong khoảng 10 ngày sau khi sinh và sẽ được cải thiện dần trong khoảng 2 tuần.“Trầm cảm sau sinh” là triệu chứng bệnh kéo dài từ 1 ~ 2 tuần và có thể lên đến vài tháng, thậm chí là một năm. Trầm cảm sau sinh có thể xảy ra ở bất kỳ người mẹ nào, và được nói rằng cứ 10 người mẹ thì sẽ có 1 ~ 2 người mắc chứng bệnh này.Và cuối cùng, điều đáng lo ngại nhất chính là chứng “Trầm cảm khi nuôi con”. Triệu chứng này xảy ra do sự căng thẳng trong quá trình nuôi con và thay đổi môi trường sống của người mẹ. Đây không phải là một triệu chứng nhất thời có thể tự chữa trị mà cần phải có sự can thiệp của các chuyên gia.

Nguyên nhân trầm cảm sau sinh là gì?

Sau khi sinh, nội tiết tố của mẹ sẽ có sự thay đổi lớn, những căng thẳng tích tụ dần, nhưng cơ thể lại không đủ sức để kháng để cải thiện tình trạng cơ thể. Ngoài ra, trong giai đoạn cho con bú, hay làm việc nhà, chăm con, và bận rộn với công việc ngoài xã hội. Căng thẳng của mẹ cũng sẽ nhiều lên vì không thể ngủ đủ giấc. Cho dù không phải căng thẳng sau khi sinh, nhưng vì chưa quen được sự thay đổi về cách sống cũng như thói quen sinh hoạt hằng ngày khi có con, cũng sẽ khiến não bộ mẹ bị quá tải và mệt mỏi. Đây không phải là “Vấn đề về tính cách”, mà là do não bộ bị rối loạn các chức năng. Khiến cho não bộ tiếp nhận mọi thứ xung quanh theo chiều hướng tiêu cực. Khi mẹ giữ trong lòng những phiền não của mình, cũng như những suy nghĩ như “Không thể không làm vì đã làm mẹ rồi” hay “Phải cố gắng hết sức vì con”, thì bạn sẽ rơi vào trầm cảm hơn.

Bài tự kiểm tra chứng trầm cảm khi nuôi con

kiểm tra

Trước tiên, hãy kiểm tra những điều sau đây. Nếu những điều sau đây đúng với bạn và kéo dài hơn 2 tuần, mẹ nên cần lưu ý hơn.

  • Cảm thấy buồn, chán nản, đau khổ

  • Không có hứng thú, không thích thú làm điều gì cả

  • Dễ cảm thấy mệt mỏi, rã rời

  • Không có cảm giác thèm ăn

  • Không có động lực để làm gì cả

  • Khó ngủ, và luôn thức dậy sớm

  • Không muốn gặp người khác

  • Cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng sớm hơn buổi tối

  • Không thể loại bỏ những lo lắng của mình

  • Tâm trạng khó bình phục sau những thất bại và nỗi buồn

  • Không cảm thấy mình có giá trị, tự trách bản thân mình

Phương pháp khắc phục tình trạng trầm cảm khi nuôi con

Điều quan trọng là mẹ phải phát hiện được căng thẳng của mình và chăm sóc bản thân để không gặp phải tình trạng “Trầm cảm khi chăm con”. Cũng có các biện pháp để cải thiện cũng như phòng tránh các triệu chứng này. Hãy tham khảo những cách sau đây để giúp mẹ nhanh chóng giải quyết những lo âu của bản thân nhé.

Đừng chăm con quá sức

Một trong những lý do trầm cảm khi chăm sóc con cái đó chính là do mẹ gắng sức quá nhiều. Nuôi dạy con cái là một chuỗi các sự việc, và mẹ không thể nào ứng phó với mọi việc một cách hoàn hảo được. Hãy suy nghĩ và thừa nhận rằng trong một số trường hợp mẹ đã cố gắng hết sức mình.

Hãy nói chuyện với mọi người và giải bày tâm sự của mẹ để thoải mái hơn

Nếu chỉ giữ những phiền muộn trong lòng, mẹ sẽ không có cách nào giải quyết được điều đó, và những nỗi lo âu cũng sẽ ngày càng tăng lên. Trong nhiều trường hợp, mẹ có thể sắp xếp suy nghĩ của mình và giải bày với mọi người xung quanh. Mẹ không cần lo lắng về những hiềm khích có thể xảy đến, chỉ cần nói chuyện với người mẹ cảm thấy tin tưởng như gia đình và bạn bè xung quanh. Sẽ giúp ích cho mẹ rất nhiều đấy!

Dành thời gian riêng cho bản thân mình

Hãy rời khỏi con một lúc và dành thời gian riêng cho mình mẹ nhé! Bằng cách này, mẹ có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn, và có thêm thời gian thư giãn. Điều quan trọng là hãy dành thời gian cho bản thân thường xuyên. Hãy nhờ người thân và chồng bạn trông bé giúp mẹ nhé!

Nếu mẹ đang lo lắng về vấn đề trầm cảm khi nuôi con, đừng ngần ngại mẹ nói ra mẹ nhé!

Chứng bệnh trầm cảm khi nuôi con này ai cũng sẽ có nguy cơ gặp phải. Lối sống hằng ngày và nuôi dạy con cái không phải lúc nào cũng sẽ theo kế hoạch của mẹ. Cũng chính vì thế, căng thẳng cũng sẽ ngày càng tích tụ. Điều quan trọng là đừng chịu đựng những nỗi phiền muộn này một mình mẹ nhé! Khi mẹ cảm thấy mình có những biểu hiện của chứng bệnh này, hãy lập tức bàn bạc với gia đình hoặc nhận sự hỗ trợ tư vấn từ các chuyên gia. Mặc dù con cái rất quan trọng, nhưng việc chăm lo cho sức khỏe bản thân mình cũng là điều không thể bỏ qua.

Xem thêm: Mẹo giúp mẹ mặc đẹp hơn mỗi ngày