HAJIMARIMOM.com

View Original

Trẻ không nghe lời - mẹ đã thực sự hiểu trẻ?

Trẻ không nghe lời, mẹ phải làm sao?

Hôm nay, chúng tôi sẽ nói về vấn đề mà các mẹ hay lo lắng đến - việc trẻ không nghe lời người lớn nói. Đáng tiếc rằng, tình trạng này ở trẻ ngày càng tăng lên, và nó cũng trở thành một vấn đề trong ngành giáo dục. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ nói nguyên nhân và lý do vì sao trẻ không nghe những gì cha mẹ dặn dò. Với những bà mẹ luôn gặp phải tình trạng như bị mất bình tĩnh khi con không nghe mẹ nói, cho dù la mắng bao nhiêu trẻ vẫn không chịu lắng nghe. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra cách giao tiếp với trẻ mẹ nhé!

Đặc trưng trẻ không nghe lời người lớn

Trẻ không nghe lời hoặc không muốn nghe lời người lớn có đặc điểm gì? Thêm vào đó, lý do trẻ làm vậy là do đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé! Về cơ bản, trẻ em thường không thể lắng nghe người lớn. Vì trẻ có rất nhiều điều hứng thú khác nhau, và trưởng thành trong những điều tốt và điều xấu. Vì lý do đó, trẻ thường không lắng nghe những gì người lớn muốn dặn dò. Và ngay cả khi người lớn không cho phép, trẻ vẫn lặp đi lặp lại những việc mà không được phép làm đó. Tuy nhiên, đừng cho rằng “con tôi là con hư” chỉ vì trẻ không nghe lời.

Nguyên nhân khiến trẻ không nghe lời người lớn

Có 4 nguyên nhân chính giải thích cho việc trẻ không nghe lời người lớn.

1. Trẻ dễ mất tập trung và hứng thú của trẻ nhanh chóng chuyển đến mọi thứ xung quanh

Sự tập trung của trẻ em thường không thể kéo dài lâu. Bởi vì trẻ sẽ nhanh chóng cảm thấy hứng thú với nhiều điều khác, nên trẻ không giỏi trong việc tập trung lắng nghe lời người lớn nói. Đôi khi mẹ đang nói chuyện với con, nhưng trẻ lại quan tâm đến mọi thứ xung quanh hoặc nghĩ về điều gì đó hoàn toàn khác.

2. Trẻ quá tập trung và không thể nghe thấy bất cứ điều gì khác

Khi trẻ tập trung xem tivi hay tập trung chơi, trẻ thường sẽ không để tâm đến lời nói của mọi người xung quanh. Mặc dù năng lực tập trung rất tốt cho trẻ, nhưng chắc hẳn sẽ có rất nhiều bà mẹ cảm thấy khó chịu khi gọi con nhiều lần nhưng trẻ không trẻ lời, hay nói với trẻ nhưng trẻ lại hoàn toàn không nghe.

3. Có nhiều lý do tại sao trẻ không muốn làm những gì mẹ đã nói

Một số trẻ sẽ lắng nghe và hiểu điều người lớn nói, nhưng thường sẽ không muốn làm theo những gì cha mẹ nói. Lý do không nghe lời phụ thuộc vào tâm lý và độ tuổi của trẻ lúc đó. Đôi khi có những lý do bên trong chẳng hạn như bướng bỉnh, muốn được chú ý hoặc có điều gì đó muốn nói.

4. Bởi vì trẻ cảm thấy mẹ và người lớn ồn ào, khiến trẻ cảm thấy không muốn nghe lời người lớn nói

Bất cứ khi nào mẹ và một số người lớn liên tục nói với trẻ "con không được làm điều này" và "con không được làm điều kia", khiến trẻ cảm thấy không muốn nghe lời người lớn nói. Ngoài ra, khi lời trẻ nói không được cha mẹ tiếp nhận, trẻ cũng sẽ không muốn nghe lời người khác nói.

Cách giải quyết khi trẻ không nghe lời người lớn

Tiếp theo, hãy xem những người mẹ và người lớn xung quanh có thể làm gì để trẻ biết lắng nghe mọi người. Bạn cần lưu ý điều gì trong cuộc sống hàng ngày để trẻ lớn lên và biết nghe lời người lớn?

Khi cha mẹ lắng nghe câu chuyện của trẻ, con cũng sẽ lắng nghe lời cha mẹ nói

Ngay cả con trẻ cũng sẽ có rất nhiều điều muốn nói và nhiều chuyện muốn kể. Trẻ cũng muốn nói với mẹ và giáo viên những điều trẻ cảm thấy và những điều xảy ra với mình. Khi bạn bỏ qua những cảm xúc đó của trẻ, và chỉ nói những gì cha mẹ muốn nói, trẻ sẽ không thể hiểu được những gì bạn muốn nói và trẻ sẽ không thể tiếp thu được điều đó. Vì vậy, điều đầu tiên cha mẹ cần làm lắng nghe những gì trẻ muốn bày tỏ, đáp ứng được mong muốn trò chuyện tâm sự ở trẻ. Bởi vì ngay cả với người lớn, chẳng phải đôi lúc chúng ta cũng cần những giây phút giải bày đó hay sao?

Chỉ nói những điều quan trọng một cách dễ hiểu để trẻ có thể hiểu được

Các bà mẹ có rất nhiều điều muốn nói với con cái. Ví dụ như, khi muốn con dọn dẹp, mẹ không chỉ bảo “Con hãy dọn phòng đi”, mà mẹ còn nói thêm nhiều lời như: vì sao việc dọn dẹp phòng lại cần thiết; mẹ đã phải vất vả biết bao nhiêu để dọn dẹp cho con… Và vô số những lời phàn nàn như thế. Nếu mẹ liên tục làm như vậy, trẻ sẽ bỏ ngoài tai những lời quan trọng. Vì đối với trẻ, trẻ không thể hiểu rõ những ý nghĩa sâu sắc trong lời nói của mẹ. Điều này cũng giống như người lớn. Rằng chúng ta không thích nghe một câu chuyện mà chúng ta không hiểu được, và câu chuyện đó dường như sẽ kéo dài vô tận.

Khi nói chuyện với trẻ, hãy đặt câu hỏi và trò chuyện

mẹ và bé

Việc trẻ có lắng nghe câu chuyện của người lớn hay không chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi khả năng giao tiếp của người lớn. Ví dụ, thay vì để trẻ tự mình kể ra những điều trẻ muốn nói. Nếu trẻ vừa nói vừa được mẹ đặt câu hỏi, trẻ sẽ cảm nhận được rằng mẹ đang lắng nghe trẻ nói.

Hãy luôn khen ngợi trẻ

Với trẻ nhỏ thì việc được khen ngợi là điều khiến trẻ rất vui mừng, hạnh phúc. Hạnh phúc này có nghĩa là, việc cha mẹ khen trẻ = việc trẻ sẽ nghe lời cha mẹ nói. Do đó, khi trẻ ngoan ngoãn lắng nghe những điều cha mẹ dặn, hãy khen ngợi con. Ngay cả khi bạn la mắng trẻ, nhưng cuối cùng vẫn tìm ra những điểm tốt và khen ngợi con, trẻ cũng sẽ tập trung lắng nghe lời mẹ nói.

Thay đổi trẻ không nghe lời người lớn một cách khéo léo

Nếu bạn đang thất vọng hoặc lo lắng về một đứa trẻ không nghe lời, hãy dành một chút thời gian tham khảo những điều trong bài viết này. Cứ mẹ áp dụng những cách trên, trẻ sẽ dần dần thay đổi. Khi nói chuyện với trẻ, mẹ thường có xu hướng ra lệnh và áp đặt những quy tắc mẹ đề ra. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ trở thành đứa trẻ không nghe lời. Vì vậy, mẹ cần dành thêm thời gian xem xét lại những hành động trong cuộc sống hằng ngày. Điều quan trọng là mẹ cần hiểu tính cách của con và áp dụng phù hợp với trẻ.

Xem thêm: Lập ra quy tắc chơi game cho con