Tự kỷ ở trẻ em

Dấu hiệu chứng bệnh tự kỷ ở trẻ và những cách khắc phục

Chắc hẳn có nhiều bậc phụ huynh sẽ cảm thấy lo lắng và bối rối khi con mình có những dấu hiệu của chứng bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, biết các dấu hiệu và đặc điểm của chứng tự kỷ, hiểu được mối liên hệ của các chướng ngại trí tuệ ở trẻ, sẽ giúp cho cha mẹ có thể đối mặt với chứng bệnh này một cách bình tĩnh hơn. Những điều gì mà cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ để con không cảm thấy bất an và căng thẳng. Trong bài viết lần này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chứng bệnh tự kỷ ở trẻ và từng bước lý giải được các đặc điểm, cũng như cách giải quyết.

Bệnh tự kỷ ở trẻ là gì?

Các dấu hiệu của chứng bệnh tự kỷ có thể nói đến như trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, có những sở thích và hành động khác lạ, gặp trở ngại trong việc kết thân với mọi người xung quanh. Một trong những đặc điểm của chứng bệnh này được nói rằng sẽ xuất hiện khi trẻ từ 1 ~ 3 tuổi. Và bé trai thường sẽ gặp nhiều trường hợp này hơn với bé gái. Chứng bệnh này xảy đến được cho rằng đã xảy ra một vài vấn đề về não của trẻ khi vừa mới sinh ra. Và nó không xảy ra do kỷ luật hay cách nuôi dạy con của cha mẹ.Không thể nói rằng các triệu chứng của bệnh tự kỷ ở trẻ sẽ tự hết trong tương lai. Tuy nhiên, nếu cha mẹ để ý đến triệu chứng này ở giai đoạn từ sớm, sẽ dễ dàng hơn để tìm ra những biện pháp và cách nuôi dạy đúng dành cho trẻ. Vì vậy, nếu mẹ đang quan tâm đến việc con mình có bị tự kỷ hay không thì nên sớm chẩn đoán bệnh tự kỷ ngay từ khi còn nhỏ

Dấu hiệu của chứng bệnh tự kỷ

bệnh tự kỷ ở trẻ

Có rất nhiều dấu hiệu của chứng bệnh tự kỷ ở trẻ. Tùy theo độ tuổi, giai đoạn phát triển, mức độ bệnh mà ở mỗi trẻ sẽ khác nhau dựa theo 3 đặc điểm sau. Ví dụ, người ta thường nói trẻ tự kỷ “không giao tiếp bằng mắt”, nhưng không phải trẻ nào cũng vậy. Ngoài ra, hầu hết trẻ em sẽ giao tiếp bằng mắt khi chúng lớn lên. Vì vậy, không phải tất cả các dấu hiệu đều sẽ xuất hiện ở trẻ. Hãy tìm hiểu một số dấu hiệu đặc trưng của chứng bệnh này.

Gặp trở ngại với mối quan hệ xã hội

Ở giai đoạn đầu của sự phát triển, các hành vi như không đáp lại khi được gọi tên, và các hành động quan tâm đến mọi người xung quanh, được cho là một biểu hiện đặc trưng của chứng bệnh này. Trẻ thường xuyên chơi một mình, và dù được cho chơi cùng với mọi người thì trẻ cũng sẽ không thấy vui, có một số trường hợp sẽ biểu hiện chán ghét. Ngay cả khi trẻ đi ra ngoài, trẻ sẽ đi theo tốc độ của riêng của trẻ như thể trẻ đang ở một mình. Và nếu mẹ buông tay trẻ ra, trẻ sẽ dễ dàng bị lạc. Ngay cả khi trẻ bị lạc, trẻ cũng sẽ rất bình tĩnh. Đối với một số trẻ nếu có mối quan hệ xã hội, trẻ sẽ có những khó khăn trong việc tương tác lẫn nhau, chẳng hạn như  trẻ không nhút nhát mà có thể nói chuyện với bất kỳ ai, trẻ có mối quan hệ một chiều với môi trường xung quanh và có tốc độ của riêng mình, trẻ không yên tâm với tốc độ của riêng mình và không thể thực hiện các hành động nhóm, và trẻ không giỏi trong việc nhận biết cảm xúc của mọi người.

Trở ngại trong giao tiếp

Mẹ sẽ nhận thấy đặc điểm là có nhiều trẻ sẽ nhớ chậm từ vựng, nhưng một số trẻ có thể ngừng sử dụng những từ mà chúng đã sử dụng vào một thời điểm nào đó. Người ta nói rằng khoảng một phần ba trẻ tự kỷ mắc chứng này.Việc chậm trễ trong giao tiếp bằng cử chỉ cũng thường rất dễ bắt gặp. Hành vi không chỉ tay, hoặc kéo tay mẹ khi trẻ muốn món đồ nào đó, và dùng tay như một công cụ để nhặt một vật gì đó (gọi là hiện tượng cần cẩu), hoặc những hành động như chào tạm biệt về phía bản thân. Sau khi có thể trò chuyện bằng ngôn từ, mẹ sẽ có thể bắt gặp các cách nói chuyện như lặp đi lặp lại những lời người khác nói, tự nói chuyện với bản thân, nói từ ngữ không phù hợp với địa điểm.

Tính cá nhân mạnh mẽ

Trẻ mắc chứng bệnh tự kỷ có xu hướng khi quan tâm đến một thứ, trẻ sẽ bận tâm đến nó nhiều hơn Thông thường, mặc dù chúng ta say mê một điều gì đó, những không thể mãi lặp đi lặp lại một hành động hay cách làm. Tuy nhiên, những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ sẽ có đặc trưng không thích những vật mới hay những món đồ mới. Và chúng luôn giữ những món đồ đã sử dụng hay những cách mà trẻ đã làm. Ngoài ra, có một số trẻ sẽ ghét một món ăn cụ thể nào đó, hoặc cũng có trẻ sẽ không thích một âm thanh cụ thể. Một đặc trưng thường thấy ở trẻ mắc chứng bệnh này đó là không thể giữ bình tĩnh, nhạy cảm với âm thanh, giấc ngủ bị ngắt đoạn, có những hành động làm tổn hại bản thân. Nếu con bạn có một số đặc điểm trên, tôi nghĩ bạn nên nghĩ đến khả năng mắc chứng tự kỷ ở trẻ.

Làm sao để đối mặt với chứng bệnh tự kỷ ở trẻ?

trẻ em

Vậy bạn cần lưu ý những gì khi phát hiện con mình mắc chứng tự kỷ?Hãy theo dõi một số cách dưới đây mẹ nhé!

  • Khi nói chuyện với trẻ, mẹ hãy nói một cách cụ thể và dễ hiểu, và cố gắng sử dụng càng ít từ trừu tượng càng tốt. Nói chuyện một cách bình tĩnh, chậm rãi và rõ ràng bằng cách sử dụng thông tin trực quan như cử chỉ.

  • Khi trong một nhóm, trẻ có thể sẽ có biểu hiện bình tĩnh khi cư xử không đúng mực. Nếu trẻ làm sai điều gì đó, hãy cho trẻ biết phải làm gì trong trường hợp như vậy.

  • Khi trẻ nói chuyện với mẹ, hãy ưu tiên lắng nghe trẻ trước. Nếu mẹ không phản ứng vào lúc này, trẻ sẽ ngày càng không muốn nói chuyện.

  • Hãy cẩn thận đừng thay đổi câu chuyện (hay lời hứa) mà mẹ đã nói với trẻ. Nếu mẹ không còn cách nào khác, hãy giải thích rõ ràng tại sao điều đó xảy ra để trẻ có thể hiểu tình hình.

  • Một trong những đặc điểm của chứng tự kỷ là trẻ sẽ giữ vững với những gì trẻ nghĩ. Ngay cả khi những người xung quanh bạn khó hiểu, hãy giải thích cho họ hiểu tình hình của trẻ. Các hành vi như đập đầu hoặc cắn móng tay cũng rất phổ biến. Nếu trẻ thường xuyên tự làm hại bản thân, hãy tham khảo ý kiến ​​chuyên gia về trở ngại phát triển ở trẻ nhỏ.

Bằng cách biết trước những điều này, mẹ sẽ có thể thoải mái hơn khi đối mặt với trẻ em bị trở ngại về phát triển như chứng bệnh tự kỷ.

Phụ huynh và nhà trường cần phối hợp với nhau để hỗ trợ trẻ

Phối hợp với các trường học là điều cần thiết để hỗ trợ trẻ tự kỷ. Hãy thường xuyên trao đổi với nhà trường về biểu hiện và sự phát triển của trẻ khi ở nhà. Chia sẻ thông tin về con bạn với nhà trường là điều cần thiết. Điều quan trọng để hỗ trợ trẻ mắc chứng bệnh tự kỷ là hiểu được các đặc trưng và mức độ bệnh ở trẻ. Ngoài ra, hãy hỗ trợ tốt nhất theo giai đoạn phát triển ở trẻ. Sự hỗ trợ nào là tốt nhất cho trẻ? Nó tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của trẻ.Vì vậy, mẹ hãy tham khảo ý kiến ​​của nhà trường, và cùng nhau đưa ra quyết định hỗ trợ nào nên được ưu tiên cao nhất tại thời điểm đó.

Hãy lưu ý đến sự hỗ trợ phù hợp với từng trẻ

Điều quan trọng là mẹ phải nhìn nhận chứng bệnh tự kỷ một cách tích cực như một tính cách của trẻ. Thay vì than thở về việc không thể so sánh sự phát triển với những đứa trẻ khác cùng tuổi. Và lưu ý rằng các dấu hiệu của chứng bệnh tự kỷ khác nhau ở mỗi trẻ. Hãy nói chuyện với trường học để cung cấp hỗ trợ phù hợp với tính cách và triệu chứng của con bạn.

Xem thêm: Làm việc nhà sau sinh - khi nào mẹ có thể?

Previous
Previous

Lập ra quy tắc chơi game cho con

Next
Next

Làm việc nhà sau sinh - khi nào mẹ có thể?