Vì sao "bữa sáng" quan trọng với trẻ?

Để trẻ thông minh hơn, vì sao bước đầu tiền mẹ phải chú trọng vào bữa ăn sáng của trẻ?

Quy tắc ăn sáng giúp cho não bộ trẻ phát triển là gì?

“Bữa sáng rất quan trọng”. Điều này thường được nói không chỉ với trẻ em mà người lớn cũng vậy. Tuy nhiên, cũng sẽ có lúc trẻ cảm thấy không thoải mái sau khi ngủ dậy mà không muốn ăn sáng. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ nhắc lại một lần nữa tầm quan trọng của bữa sáng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.

Vì sao bữa sáng quan trọng?

Giai đoạn phát triển não bộ đến rất nhanh. Sau khi trẻ được sinh ra và đến khi trẻ lên 6, là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của não bộ. Và được nói rằng ở giai đoạn này, não bộ của trẻ đã hoàn thiện đến 90% những dây thần kinh giống như người lớn. Chính vì vậy mà trong giai đoạn này, điều quan trọng là phải giúp não bộ phát triển vững vàng. Não bộ cũng giống như cơ thể chúng ta, sẽ lấy dinh dưỡng từ thức ăn. Vì vậy, bước đầu tiên để trẻ thông minh hơn chính là cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ.Năng lượng cần thiết để não bộ hoạt động chính là đường glucose. Đường glucose không thể dự trữ trong cơ thể và sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt. Do đó mà việc cung cấp đủ lượng đường glucose trong 3 bữa ăn hằng ngày là điều rất cần thiết. Nếu não bộ không thể hoạt động tốt, thì năng lực tập trung của trẻ cũng sẽ giảm và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp thu, học tập ở trẻ. Hơn nữa, bữa sáng đóng vai trò rất quan trọng đối với trẻ ở lứa tuổi đang phát triển vì giúp nâng cao thân nhiệt, cũng như giúp trẻ tỉnh táo hơn.

Bữa sáng như thế nào sẽ có lợi cho não bộ? Hãy theo dõi 4 nguyên tắc sau đây mẹ nhé!

Có 3 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho sự hoạt động của não bộ: glucose (tinh bột), protein (chất đạm) và chất béo. Trong đó, protein là nhóm chất không thể thiếu để cung cấp lượng lớn dinh dưỡng cho hoạt động tiêu hao năng lượng của cơ thể.

Nguyên tắc 1: Ăn nhiều nhóm dinh dưỡng để cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể

Glucose (tinh bột)Tinh bột là nhóm thành phần cần có để tạo ra năng lượng hoạt động cho não bộ. Nhóm dinh dưỡng này có thể cung cấp qua các thực phẩm như gạo, bánh mì,... Sau khi ngủ dậy, nguồn năng lượng hoạt động trong não bộ hầu như bị cạn kiệt. Vì vậy, cần lưu ý nạp đủ tinh bột trong bữa ăn hằng ngày.

Chất đạm

Chất đạm là thành phần quan trọng chiếm 40% trong việc cấu tạo của não bộ. Khi nạp chất đạm trong bữa sáng, sẽ giúp cho nhiệt độ cơ thể được tăng lên. Chất đạm có thể dễ dàng được hấp thụ qua các thực phẩm như, thịt, cá, trứng và đậu nành. Ngoài ra, các chế phẩm từ sữa như trứng, sữa bò, sữa chua, cũng giúp cơ thể hấp thụ một lượng chất đạm cần thiết.

Chất béo

60% não bộ được tạo thành từ chất béo. Vì vậy, sẽ không quá lời khi nói “chất béo” chính là thành phần giúp cho não bộ phát triển. Nếu các dây thần kinh trong não bộ trở nên nhạy cảm, thì các thông tin trong não bộ sẽ truyền đạt một cách nhanh chóng. DHA - đại diện cho các “loại dầu tốt cho não bộ”. DHA có nhiều trong các loại cá đặc biệt là cá thu đao, cá thu, cá mòi và cá ngừ.

Nguyên tắc 2: Hỗ trợ sự phát triển não bộ bằng vitamin và khoáng chất

Sau đây, chúng tôi sẽ nói đến hai nhóm chất dinh dưỡng không thể thiếu trong bữa ăn sáng, hỗ trợ nuôi dưỡng sự phát triển của não bộ.

Vitamin

Vitamin B1, giúp tạo ra năng lượng từ tinh bột. Chính vì vậy, nếu cơ thể thiếu B1 thì dù nạp bao nhiêu tinh bột vào cơ thể cũng không thể chuyển hóa thành năng lượng. Từ đó, làm suy giảm năng lực chú ý và năng lực tập trung ở trẻ. Thêm vào đó, vitamin B2 đóng vai trò phân giải chất béo và hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng suy giảm trí nhớ. Các nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin B1 đó là gạo, gạo nguyên cám,... Vitamin B2 thường có nhiều trong các chế phẩm từ sữa như sữa bò, phô mai, sữa chua,...

Chất khoáng

Chất khoáng cũng đóng vai trò cần thiết cho sự hoạt động của não bộ. “Kẽm” có vai trò rất lớn trong việc cải thiện trí nhớ, và thường có trong các động vật có vỏ và đậu nành. “Chất sắt” đóng vai trò trong việc vận chuyển oxi và duy trì lượng máu dinh dưỡng cho cơ thể. Chất sắt thường có trong đậu nành và hoa quả sấy khô. “Magie” có trong tảo biển như rong biển wakame giúp duy trì canxi cho xương chắc khỏe.

Nguyên tắc 3: Tránh cho trẻ ăn đồ lạnh

Trong khi ngủ, nhiệt độ cơ thể sẽ bị giảm xuống 1℃, chính vì vậy mà chúng ta cần cho trẻ ăn chất đạm như thịt, trứng để tăng nhiệt độ cơ thể. Thế nhưng, nếu cho trẻ uống đồ lạnh cùng với bữa sáng, thì hiệu quả sẽ gần như bằng không. Do đó, nếu bạn muốn cho trẻ uống sữa, thay vì để lạnh, hãy hâm nóng sữa trước khi cho trẻ dùng. Bên cạnh đó, hãy cung cấp thêm lượng canxi bằng cách cho trẻ uống sữa ấm có thành phần lúa mạch.

Nguyên tắc 4: Hãy tập cho trẻ thói quen nhai kỹ để tiết được nước bọt

Hoạt động nhai cũng là điều không thể thiếu trong quá trình phát triển của não bộ. Hãy lưu ý với trẻ rằng, không chỉ nhai cơm và bánh mì, mà khi cũng cần tập thói quen nhai khi ăn sữa chua. Nhờ vào việc nhai kỹ, sẽ giúp tiết nhiều nước bọt, giúp tăng cường quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa và cải thiện việc tiêu hóa ở trẻ.

Để mỗi ngày trẻ luôn khỏe mạnh, hãy cho trẻ ăn sáng đầy đủ mẹ nhé!

Bữa sáng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động trong ngày của cơ thể. Chính vì vậy, cho dù có bận rộn việc gì, mẹ hãy rèn luyện cho trẻ thói quen ăn sáng đầy đủ mẹ nhé. Bữa sáng đầy tình yêu thương của cha mẹ cũng sẽ có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển lẫn thể chất và tâm hồn ở trẻ. 

Previous
Previous

Nguyên nhân trẻ biếng ăn - cách cải thiện sự thèm ăn ở trẻ

Next
Next

Cách giúp mẹ chăm sóc vòng 1 sau khi con cai sữa