HAJIMARIMOM.com

View Original

Vì sao trẻ thay đổi cách cư xử khi mẹ có em bé?

Nguyên nhân khiến trẻ cư xử như em bé khi có em nhỏ

3 cách giải quyết mẹ có thể áp dụng

Chắc hẳn sẽ có nhiều bà mẹ cảm thấy phiền muộn khi đứa con lớn của mình đã dần trưởng thành lại cư xử như một đứa trẻ không biết gì khi gia đình chào đón thêm thành viên mới. Một số bà mẹ sẽ gặp nhiều rắc rối khi vừa phải chăm con nhỏ, vừa phải lo con đứa con đã có thể làm hết mọi việc lại cư xử như một đứa trẻ. Tuy nhiên, cũng có nhiều lý do khiến trẻ trở nên như vậy. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết tình huống trên mẹ nhé!

Vì sao con lại cư xử giống như em bé?

Đây là trạng thái khi trẻ cư xử giống như một đứa bé vừa mới sinh ra. Trẻ bắt đầu không thể tự mình làm những việc mà trẻ đã thành thục, và biểu hiện này được gọi là “Khi trẻ trở lại là một đứa bé”. Trạng thái này được nói rằng xuất hiện nhiều ở những đứa trẻ trong giai đoạn từ 2 ~ 5 tuổi. Nếu biểu hiện này kéo dài, sẽ gây rất nhiều khó khăn cho mẹ trong việc nuôi dạy trẻ. Tuy nhiên, để nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ trưởng thành, mẹ cần phải tìm ra cách giải quyết khéo léo. Vì vậy, hãy tìm hiểu vì sao con lại có những biểu hiện như thế mẹ nhé!

Biểu hiện khi trẻ cư xử như bé mới sinh

Sau đây là những biểu hiện của trẻ có xu hướng cư xử như em bé

  • Nhõng nhẽo hơn

  • Trẻ dùng từ ngữ đơn giản

  • Khóc đêm

  • Trở nên cứng đầu

  • Thường xuyên tè dầm

  • Trở nên xấu tính

Với trẻ đã có thể tự mặc đồ một mình, trẻ sẽ nói “Con không mặc được!”. Số lần trẻ nhõng nhẽo và ăn vạ, như đòi mẹ bế cũng sẽ tăng lên. Mặc dù mẹ nghĩ trẻ sẽ có tính cách hiền lành, nhưng cũng sẽ có trường hợp trẻ đánh và véo má của em. Ngoài ra, tần suất quấy khóc vào ban đêm, tè dầm, cũng dần tăng lên. Điều mà đã dần cải thiện khi trẻ đã qua giai đoạn sơ sinh.

Nguyên nhân của những biểu hiện trên là gì?

Những biểu hiện trên ở trẻ thường xuyên xuất hiện khi mẹ bắt đầu sinh em nhỏ. Bởi vì từ trước đến nay, cha mẹ chỉ cưng chiều mỗi trẻ. Sau khi mẹ sinh em bé, trẻ cảm thấy cha mẹ xem trẻ đã lớn và không ai còn dành toàn bộ tình yêu thương cho trẻ.Khi trẻ càng lớn, cái tôi trong trẻ cũng tăng lên. Do đó, trẻ sẽ sinh ra cảm giác muốn “độc chiếm” tình yêu thương của cha mẹ. Từ đó, nảy sinh ra cảm giác ghen tị với đứa em nhỏ và cảm thấy cô đơn. Cách cư xử như một đứa bé không chỉ xảy ra riêng với những đứa trẻ lên chức anh/chị. Điều này cũng xảy đến khi trẻ thay đổi môi trường sống, như vào nhà trẻ hay chuyển nhà. Khi thay đổi một môi trường mới, trẻ sẽ cảm thấy bất an và căng thẳng, từ đó khiến trẻ cư xử như một đứa bé.

Cách để mang lại cho con cảm giác an toàn

Khi mẹ thấy con có những biểu hiện trên, hãy gần gũi con hơn. Hãy nói với con rằng “Con cũng rất quan trọng với mẹ”. Bên cạnh đó, hãy thử áp dụng 3 cách sau đây.

1. Không nổi nóng, mà hãy lắng nghe tâm tư của con

Khi con liên tục bướng bỉnh, chắc hẳn rằng mẹ sẽ vô tình nổi nóng với con. Tuy nhiên, việc nổi nóng sẽ khiến cho tình trạng ở trẻ càng trở nên tệ hơn. Trước hết, điều quan trọng là mẹ phải kìm nén cơn nóng của mình và lắng nghe câu chuyện của trẻ. Phương pháp này không chỉ hữu ích cho những trẻ đã có thể nói chuyện thành thục, mà còn có thể áp dụng với trẻ vẫn chưa giỏi trong việc truyền đạt suy nghĩ bằng lời. Hãy hỏi trẻ rằng “Con có chuyện gì sao?” và cùng lắng nghe tâm tư của con mẹ nhé! Mẹ cũng có thể đưa ra những câu mào đầu cho trẻ như “Con khó chịu chuyện gì sao?”, “Không có ai chơi cùng với con sao?”, để trẻ có thể dễ dàng bộc lộ cảm xúc của bản thân hơn.

2. Hãy dành thời gian cho riêng mẹ và con

Thông thường, bởi vì những đứa trẻ có biểu hiện này thường mẹ chỉ dành tình yêu cho riêng trẻ. Khi mẹ sinh em trai, em gái, trẻ sẽ cảm thấy tình yêu trước đây sẽ không còn dành trọn vẹn cho mình nữa. Chính vì thế, trẻ cảm thấy cô đơn, gây nên biểu hiện cư xử như một đứa bé. Vì vậy, mẹ hãy dành thời gian riêng cho trẻ. Nếu có thể, bạn hãy nhờ chồng, hoặc ông bà trông chừng em bé, và dẫn đứa con lớn của mình đi chơi ở ngoài như đi công viên, dành trọn thời gian riêng bên con. Nếu không, mẹ cũng có thể tranh thủ lúc bé nhỏ ngủ trưa, để dành thời gian riêng cho con lớn.

3. Hãy truyền tải đến con những ngôn từ như “Mẹ rất yêu con!” “Cảm ơn con nhé!”

Mẹ hãy cố gắng nói thật nhiều những lời “Cảm ơn con”, “Mẹ rất thích” đến trẻ càng nhiều càng tốt. Trẻ đang cố gắng hết sức bằng cách của mình để thích ứng với những điều mới trong gia đình. Trong những lúc như thế, liều thuốc tốt nhất đối với trẻ là cái ôm của mẹ, cùng những lời nói quan tâm như “Cảm ơn con đã cố gắng làm những việc này nhé. Mẹ rất yêu con!”. Điều quan trọng là cha mẹ phải để ý nỗi bất an trong lòng trẻ và công nhận những nỗ lực ở trẻ. Bên cạnh đó, truyền tải đến con những lời yêu thương cũng rất quan trọng.

Hãy giành thêm nhiều sự quan tâm đến đứa con lớn

Nguyên nhân trẻ cư xử như một đứa bé, chính là vì căng thẳng do sự thay đổi của môi trường sống xung quanh trẻ. Nếu mẹ la mắng hay không quan tâm đến trẻ, tình trạng sẽ không tự giảm bớt mà sẽ trầm trọng hơn. Vì vậy, hãy dành nhiều quan tâm hơn để hiểu những nỗi bất an trong lòng con. Đem đến cảm giác an tâm, cho trẻ hiểu rằng cha mẹ cũng rất yêu thương trẻ.

Xem thêm: 【YOU are the best MOM】Phần 1