HAJIMARIMOM.com

View Original

【YOU are the best MOM】Phần 43 - Để không làm tổn thương trẻ khi la mắng

See this content in the original post

Rất nhiều mẹ mong muốn nuôi dưỡng con mà không cần dùng đến biện pháp la mắng. Tuy vậy thực tế khi làm mẹ, không thể tránh khỏi lúc nổi giận mà mắng con. Những lúc như vậy, làm thế nào để vừa la mắng hiệu quả mà lại không làm tổn thương con ?

Mục đích khi la mắng trẻ là muốn trẻ cải thiện những hành động không tốt. Thế nhưng, nếu la mắng xong mà mẹ thì buồn, con thì khóc lóc, ghét mẹ chẳng hạn thì quả thật chẳng hiệu quả chút nào.

Sau đây sẽ là một số gợi ý để mẹ hiểu đúng về la mắng trẻ mà không làm tổn thương con nhé.

 

1.Mục đích của la mắng là cải thiện hành động của trẻ. Tuyệt đối không làm tổn thương tâm hồn trẻ.

Những câu nói buông ra trong lúc giận dữ, nóng tính như “con là đứa trẻ hư đốn”, “ mẹ không cần đứa con như con nữa”  không những không cải thiện hành động của trẻ, mà còn làm trẻ bị tổn thương sâu sắc. Không những vậy, trẻ có thể sẽ luôn tự đánh giá mình là 1 đứa trẻ không tốt.

Mẹ hãy luôn nhớ về mục đích của việc la mắng bé, là nhằm sửa chữa hành động sai của con. Tuyệt đối không buông lời xúc phạm, phán xét nhân cách trẻ.

 

2.Hãy để mắt đến hành động của trẻ và răn dạy, đưa ra lời khuyên về hành động nên làm.

Cách hiệu quả khi la trẻ đó là hãy răn đe ngay khi trẻ làm hành động không tốt.

Ví dụ: Khi đi bộ trên đường mà trẻ đùa giỡn, gây những hành động nguy hiểm, thì mẹ nên can thiệp luôn. Mẹ có thể nghiệm giọng nhấn mạnh “con chơi đùa trên đường là rất nguy hiểm đấy”, và kèm theo những câu nhắc nhở về hành động nên làm như “ con hãy nắm tay mẹ khi đi bộ trên trường nhé”, “khi băng qua đường, mẹ con mình quan sát khi nào không có xe tới hãy băng qua nhé”...

Hoặc là “ nếu không may xe đâm phải con, con bị thương là mẹ đau lòng lắm con biết không”, những câu nói thể hiện cảm xúc của mẹ sẽ dễ tác động đến tâm hồn của trẻ, giúp trẻ biết lắng nghe.

Những cách làm này nếu lặp đi lặp lại sẽ giúp trẻ phát triển óc phát đoán cái nào là tốt, cái nào là không tốt, nếu liên tục như vậy thì cho đến khoảng 5 tuổi, trẻ sẽ có thể tự mình đưa ra ra nhận định đúng sai.

Giúp trẻ hoàn thiện hơn luôn là mong muốn của các bậc làm Cha Mẹ.  Nhưng Cha mẹ hãy can thiệp và la mắng đúng cách, hãy chỉ ra hành động nào của trẻ là chưa đúng và đưa ra gợi ý để trẻ sửa chữa nhé. Tuyệt đối không phán xét, không dùng ngôn từ chì chiết trẻ. Không những dễ làm trẻ bị tổn thương tâm hồn, mà có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ sau này.

Chúc Mẹ và bé luôn thật vui, khỏe!

Xem thêm: 【YOU are the best MOM】– Phần 42 - Trẻ theo chủ nghĩa hoàn hảo, hay cầu toàn và sợ thử thách – Cha mẹ nên nói gì?