Cha Mẹ trực thăng là gì? Cha Mẹ trực thăng ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của trẻ?

Như tên gọi “ Trực thăng “ nghĩa là luôn luôn bay lơ lửng trên đầu để giám sát, Cha Mẹ trực thăng luôn tìm hiểu mọi cách để kiểm soát hành động của con, nhằm bảo vệ con khỏi các chướng ngại vật và luôn hướng con theo ý mình, trong tầm kiểm soát của mình.

Kiểm soát kiểu trực thăng ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của con ? và làm thế nào để không trở thành Cha Mẹ trực thăng ? Cùng Hajimarimom tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân hình thành Cha Mẹ trực thăng

Xuất phát từ bản năng làm Cha mẹ là luôn muốn bảo vệ con cái, một số Cha Mẹ chăm sóc con quá “ kĩ “, bảo vệ con thái quá, hình thành nên những hành động luôn muốn ở bên cạnh, sẵn sàng ứng cứu con trước mọi chướng ngại vật, dần dà họ hình thành luôn thói quen  luôn can thiệp vào cuộc sống của con.

Những hình ảnh Cha Mẹ trực thăng không phải hiếm gặp, đặc biệt ở các nước Châu Á trong đó có Việt Nam.

 

Cha Mẹ trực thăng ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của Trẻ

Cha Mẹ lúc nào cũng sẵn sàng hy sinh để con có được cuộc sống tốt đẹp nhất, đó luôn là tâm niệm của nhiều người. Thế nhưng cách thức “hy sinh” như thế nào sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển của con cái sau này.

Đối với Cha Mẹ kiểu trực thăng, một lợi ích thấy rõ đặc biệt là lúc con còn nhỏ là sẽ hạn chế được nhiều “ nguy hiểm “ trước mắt bởi chúng luôn được Cha Mẹ giám sát, bảo vệ kĩ càng.

Tuy nhiên, xét về tính lâu dài thì làm Cha Mẹ kiểu trực thăng ảnh hưởng không mấy tích cực đến cuộc sống của trẻ. Điển hình là hiện nay chúng ta thấy rất nhiều trẻ học cấp 2, cấp 3 mà khả năng tự xử lý tình huống còn rất hạn chế, từ cuộc sống cá nhân đến những hoạt động bên ngoài.

Tôi không khỏi bất ngờ khi chứng kiến  bữa ăn của một cậu con trai học lớp 10 mà không biết gỡ xương cá, nên mẹ cậu phải tận tay gỡ từng chiếc xương và đặt hẳn trong chén cho cậu. Những lúc cậu học bài, Mẹ luôn dò bài và kè kè ngồi bên giám sát, đi học luôn được đưa đi đón về, không gian của cậu lúc nào cũng có sự hiện diện của Mẹ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề trẻ thường găp phải khi có Cha Mẹ kiểu trực thăng như sau:

- Thiếu tính tự lập

- Trẻ tự ti, không dám tự ra quyết định

- Rất kém về khă năng tự xử lý tình huống

- Luôn phụ thuộc vào cha mẹ

 

Để không trở thành Cha Mẹ trực thăng?

Hãy nới lỏng kiểm soát, tạo không gian riêng để trẻ có thể phát triển theo đúng nhu cầu của con

- Luôn tôn trọng trẻ: Khi còn nhỏ, Cha Mẹ thường quên đi việc hỏi ý kiến trẻ mà luôn tự quyết định và ra lệnh cho trẻ làm theo. Trẻ luôn cần được tôn trọng, đơn giản nhất là Cha Mẹ nên thường xuyên hỏi ý kiến để nhận được sự đồng tình của trẻ khi làm một việc gì đó mà cần trẻ tham gia. Đương nhiên là cần sự khéo léo của Cha Mẹ để hướng đến việc bé đồng tình cùng mình.

- Hãy tạo điều kiện để trẻ tự ra quyết định phù hợp với lứa tuổi

Thay vì quyết định cho con, bạn hãy để trẻ có thể nhiều cơ hội tự quyết định hơn. Điều đó giúp con thể hiện và phát triển được kĩ năng tự chịu trách nhiệm cho quyết định của bản thân. Đặc biệt càng lớn thì Cha Mẹ càng nên tinh tế, để trẻ không cảm thấy bị ép buộc lựa chọn.

- Tin tưởng, trao cho trẻ cơ hội làm các công việc phù hợp với lứa tuổi

Ở những độ tuổi nhỏ từ 3 tuổi bạn nên rèn luyện để trẻ tự làm các việc sinh hoạt cá nhân như tự xỏ dây giày, dọn dẹp sau khi ăn xong, sắp xếp đồ chơi sau khi chơi, tự đánh răng, mặc quần áo…Như vậy sẽ tần tạo tính tự tập và thói quen tốt ở trẻ.

Ở những trẻ lớn hơn thì bạn sắp xếp loại, khối lượng công việc theo khả năng, điểm manh, yếu của trẻ.

Dần dà những công việc thường ngày trẻ sẽ thành thạo, giúp trẻ tự tin trong cuộc sống sau này mà không cần phải phụ thuộc nhiều vào Cha mẹ.

 

Hãy yêu thương con thật nhiều, nhưng luôn yêu thương trong tỉnh táo, hiểu biết Cha Mẹ nhé.

Mỗi khi bạn trỗi dậy một ý định muốn bảo bọc, che chở con, hãy dừng lại 1 chút và suy nghĩ xem: Nếu mình không can thiệp trong tình huống này, chuyện gì sẽ xảy ra? Con sẽ như thế nào, có thể không làm thành công nhưng con sẽ học được điều gì?

Châm lại một chút cũng là cách yêu thương mà ở đó có thể dạy cho con tự học được nhiều điều hơn là tận tay chỉ bảo.

Chúc Cha Mẹ có những phút giây thật hạnh phúc bên con!

Previous
Previous

Tiểu đường trong thai kỳ - kẻ thù số 1 của mẹ bầu

Next
Next

Tâm sự của Mẹ - Những điều Mẹ từng hối hận khi chăm con