Tiểu đường trong thai kỳ - kẻ thù số 1 của mẹ bầu

Trong quá trình mang thai, bởi vì có nhiều sự thay đổi bên trong cơ thể, mẹ dễ dàng gặp phải tình trạng rối loạn nội tiết trong thai kỳ. Gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể của mẹ và nguy cơ cao dẫn đến bệnh thường gặp đó là tiểu đường thai kỳ.

Điều mẹ cần biết về tiểu đường thai kỳ

Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường diễn ra bên trong cơ thể và ít khi có những dấu hiệu rõ rệt ra bên ngoài. Thông thường, mẹ bầu chỉ có thể xác định mắc bệnh đái tháo đường khi thăm khám định kỳ tại bệnh viện. Tuy nhiên, mẹ có thể tham khảo một số biểu hiện sau đây:

-          Cơ thể dễ mệt mỏi, không có năng lượng

-          Thường xuyên khát nước, bị thức giấc giữa đêm vì tình trạng này gây nên

-          Đi vệ sinh nhiều lần trong ngày

-          Sụt cân hoặc tăng cân quá nhanh

Đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Nắm bắt được nguy cơ và hiểu rõ tình trạng có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ sẽ giúp mẹ phòng ngừa và có những thực đơn dinh dưỡng phù hợp. Hãy xem kỹ những điều sau để cân nhắc rằng mình có thuộc trong nhóm nguy cơ cao dễ bị đái tháo đường khi mang thai hay không mẹ nhé!

-          Thừa cân, béo phì trước khi mang thai

-          Không kiểm soát được tốc độ tăng cân trong thai kỳ

-          Có người thân từng mắc bệnh tiểu đường

-          Từng sinh bé có cân nặng trên 4kg

-          Mang thai ở độ tuổi không an toàn (trên 35 tuổi)

-          Tiền sử mắc bệnh ở lần mang thai trước hoặc từng gặp các tình trạng sinh non, thai dị tật, thai lưu

-          Mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang

Các ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

  • Biến chứng đối với mẹ bầu:

Trong thai kỳ, nếu chỉ số tiểu đường của mẹ thường xuyên tăng cao, sẽ dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng như:

-          Tăng huyết áp, tiền sản giật

-          Tăng tỷ lệ sinh non, sảy thai

-          Tăng nguy cơ cần phải thực hiện sinh mổ vì trọng lượng thai nhi quá lớn

-          Có khả năng mắc bệnh đái tháo đường trong lần mang thai tiếp theo

  • Ảnh hưởng đến thai nhi:

Không chỉ đối với sức khỏe mẹ bầu, tiểu đường trong thai kỳ còn ảnh hưởng lớn đến thai nhi và dẫn đến nhiều trường hợp xấu với trẻ:

-          Kích thước tăng trưởng quá lớn khiến trẻ dễ mắc các bệnh về béo phì sau khi sinh

-          Có nguy cơ mắc phải hội chứng suy hô hấp

-          Dị tật bẩm sinh

Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ dành cho mẹ

  • Chế độ ăn uống lành mạnh

Thực đơn ăn uống dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình ngăn ngừa tăng chỉ số đường huyết của mẹ. Mẹ nên lựa chọn nguyên liệu hạn chế tăng lượng đường như gạo lứt, ngũ cốc nguyên cám, thực phẩm giàu chất xơ … Tránh tiêu thụ các món ăn làm từ gạo trắng, khoai tây, nước ngọt, nước trái cây chứa nhiều đường, chất béo có hại, … Theo dõi thành phần và năng lượng có trong các món ăn hằng ngày cũng sẽ giúp mẹ kiểm soát tốt cân nặng, hạn chế tình trạng tăng cân quá nhanh – một trong những nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường thai kỳ.

  • Tập luyện điều độ

Hãy vận động và tập luyện trong mức độ phù hợp với sức khỏe của mẹ trong thai kỳ. Tập thể dục giúp cơ thể sản xuất và sử dụng insulin hiệu quả. Từ đó kiểm soát tốt lượng đường trong máu và phòng ngừa tình trạng tiểu đường ở mẹ. Vận động thường xuyên còn giúp mẹ cải thiện các tình trạng như sưng tấy, đau lưng, khó ngủ. Tuy nhiên, nếu sức khỏe của mẹ không tốt trong quá trình mang thai, hãy hỏi thăm ý kiến bác sĩ và tham khảo những bài tập nhẹ nhàng trước khi tăng dần cường độ luyện tập để đảm bảo an toàn cho thai nhi mẹ nhé!

  • Kiểm tra các chỉ số theo định kỳ

Thăm khái định kỳ trong quá trình mang thai là điều rất quan trong. Hãy cố gắng sắp xếp lịch trình và kiểm tra thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ để có những biện pháp kiểm soát tốt các chỉ số sức khỏe của cơ thể.

Xem thêm: Cha Mẹ trực thăng là gì? Cha Mẹ trực thăng ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của trẻ?

Previous
Previous

Tự làm Bánh canh Cua bột gạo cho bé yêu

Next
Next

Cha Mẹ trực thăng là gì? Cha Mẹ trực thăng ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của trẻ?