Cho con học nhiều có thật sự tốt?

Với ước muốn tìm kiếm và phát triển tài năng của con mình, nhiều gia đình cho con học rất nhiều điều ngay từ khi còn nhỏ. Như học tiếng Anh để bắt kịp xu hướng ngoại ngữ hiện đại, học thể thao với mục tiêu tham gia Thế vận hội Olympic, học các  chương trình giáo dục ở trường... Ngày nay, có rất nhiều khóa học dành cho trẻ nhỏ mà người lớn khi xưa không có cơ hội tiếp cận được. Tuy nhiên, có phải học nhiều sẽ tốt? Trong bài viết lần này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và lựa chọn phương pháp học tập tốt nhất dành cho con của bạn.

Tác hại khi trẻ học quá nhiều

Không có thời gian dành cho gia đình, bạn bè

Một đứa trẻ rất dũng cảm khi nói với bạn bè rằng “hôm nay mình còn phải học nên không thể chơi cùng các bạn”. Nếu ngày nào cũng như thế, thì thật tội nghiệp cho con.  Đối với trẻ em, chơi với bạn bè dẫn đến sự phát triển và là một thời gian vui vẻ. Ngoài ra, thời gian trẻ vui chơi cùng gia đình cũng là điều rất quan trọng. Nếu vì bận rộn việc học tập, điều này sẽ có tác động tiêu cực, làm giảm sự gắn kết của trẻ và mối quan hệ với mọi người xung quanh. Nếu con không thể cân bằng giữa việc học và việc vui chơi cùng bạn bè, con có thể dần bị cô lập.

Không nắm vững kiến thức

Nếu trẻ phải học nhiều môn cùng một lúc, con sẽ dành ít thời gian hơn cho mỗi bài học và con không thể tập trung học những kiến thức chuyên sâu của một môn. Chẳng hạn như,con rất muốn luyện tập bóng đá nhiều hơn, nhưng con không thể vì còn nhiều bài tập luyện thi và đàm thoại tiếng Anh ở trường… Trong tình huống như vậy, trẻ có cố gắng đến đâu cũng không thể cải thiện được các kỹ năng của mình.

Có nguy cơ bị trầm cảm

Học sẽ rất tốt nếu trẻ tự giác với điều đó. Nhưng nếu vì học quá nhiều mà con không có thời gian thư giãn mỗi ngày、con có thể dần trở nên ghét việc học và bị các ảnh hưởng về tâm lý. Khi cảm giác bị cha mẹ ép buộc ngày càng lớn, việc học sẽ trở thành một hình ảnh ám ảnh đối với đứa trẻ. Vì vậy, việc quan sát trẻ mỗi ngày là điều rất cần thiết. Đừng ép con nếu trẻ có các dấu hiệu như chán nản, không hứng thú, hoặc không phù hợp với môn học theo đúng sở thích và tính cách của trẻ.

Phương pháp giúp con học tập hiệu quả

Đặt thời gian và mục tiêu cho bài học

Trước khi bắt đầu một bài học, hãy thảo luận với con bạn về bài học đó và sẽ cần bao lâu để hoàn thành. Cho dù trẻ chưa hiểu ý nghĩa của bài học, nhưng khi được hướng dẫn cụ thể, trẻ sẽ bắt đầu hình thành ý chí tự học và có những mong muốn của bản thân.

Ngoài ra, khi cha mẹ ép con học theo mong muốn của gia đình, việc học sẽ dần trở nên không còn ý nghĩa với con. Vì vậy, cùng trẻ trò chuyện và đặt những mục tiêu cụ thể sẽ giúp con có cái nhìn khái quát, và không bỏ cuộc giữa chừng.

Sắp xếp các bài học một cách thường xuyên

Điều cần làm tiếp theo chính là sắp xếp các môn học theo thời gian 6 tháng một lần.Những việc con muốn làm, có thể làm và phải làm,sẽ thay đổi dần theo thời gian. Vì vậy, kế hoạch và mục tiêu cần được theo dõi và sắp xếp phù hợp.

Hãy xem xét lại nếu mẹ đang cho trẻ học quá nhiều mẹ nhé!

Khuyến khích trẻ học nhiều hơn có thể là bằng chứng cho thấy tình yêu, sự quan tâm của cha mẹ dành cho trẻ. Tuy nhiên, sẽ là vô nghĩa nếu bài học nhiều lại là gánh nặng tinh thần cho cha mẹ và con cái. Ngay cả khi môn học đó là việc trẻ muốn làm, nhưng nếu con dành quá nhiều thời gian cho một việc, hãy kiểm soát và sắp xếp thời gian phù hợp.Điều chỉnh các bài học sẽ giúp con cân bằng được việc học và vui chơi cùng mọi người. Từ đó, con sẽ có thêm nhiều động lực để cố gắng.

 Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu

Previous
Previous

Khắc phục tình trạng tè dầm ở trẻ nhỏ

Next
Next

Chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu