Khắc phục chứng co thắt và cơn gò giả khi mang thai (Braxton hicks)

Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ có nhiều sự thay đổi. Khi nhau thai được tạo ra, tử cung phát triển, khi bé lớn lên, dạ dày cũng sẽ lớn lên từng ngày. Tuy nhiên, đôi khi mẹ có thể cảm thấy chướng bụng hoặc đau thắt. Lần đầu mang thai, nhiều mẹ sẽ không khỏi lo lắng rằng những triệu chứng này có thể dẫn đến sẩy thai hay không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nói vè nguyên nhân và biện pháp khắc phục chứng co thắt và cơn gò khi mang thai.

Tại sao xảy ra tình trạng đầy hơi và đau thắt khi mang thai?

Khi mang thai, nhiều mẹ bầu sẽ bị đầy bụng, đau quặn từ một đến hai lần. Trong hầu hết các trường hợp, điều này xảy ra là vì tử cung phát triển và mở rộng đang chèn ép vào ổ bụng. Bụng bầu trở nên khá nặng nề vào tuần thứ 39. Kèm với trọng lượng nước ối và cân nặng của thai nhi, thì bụng mẹ nặng gấp khoảng 20 lần so với trước khi mang thai. Trái ngược với kích thước lớn dần của bụng, các cơ của tử cung cố gắng co lại theo phản ứng tự nhiên của cơ thể. Từ đó, dẫn đến tình trạng trên. 

Đây có phải là biểu hiện của bệnh?

Tình trạng đau và căng bụng thay đổi theo chu kỳ mang thai.

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, vùng bụng dưới và các khớp chân thường có cảm giác đau nhức. Đến giai đoạn giữa thì mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy căng tức xung quanh bầu ngực. Ngoài ra, trong giai đoạn sau, bụng dưới và vùng bẹn có thể bị đau khi cố gắng nâng đỡ tử cung do bụng to lên.

Bên cạnh đó, số lượng bà bầu bị táo bón khi mang thai tăng cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức trong chu kỳ mang thai. Bên cạnh đó, cơ thể thay đổi đột ngột cũng vô tình tạo nên trạng thái căng thẳng gây ra các triệu chứng như căng và đau do tử cung co lại.

Biện pháp khắc vụ là gì?

Phụ nữ mang thai thường bị đầy hơi và đau do một số yếu tố. Khi tử cung co thắt và trở nên đau đớn, em bé bụng mẹ có khả năng sẽ bị đau. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy căng thẳng hoặc đau đớn, hãy cố gắng giải quyết tình trạng càng nhiều càng tốt.

Đầu tiên, khi cảm thấy đau, mẹ nên nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức. 

Trong trường hợp đang ở nhà, hãy ngủ hoặc nằm để cơ thể được thư giãn. Nếu bạn đang ở ngoài, hãy tìm kiếm một chỗ để ngồi, thực hiện thao tác từ từ xoa bụng, hít thở sâu và đợi cho đến khi cơn đau của bạn giảm bớt.

Trong thời kỳ mang thai, nhiều mẹ thường đeo đai đỡ ​​lưng hoặc đai lưng dành cho bà bầu, tuy nhiên nếu đến cơn đau, hãy nới lỏng dây đai. Căng thẳng và cơn đau khi mang thai có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng hãy cố gắng giảm thiểu nó càng nhiều càng tốt.

Một số điều cần lưu ý:

  • Không làm việc quá sức

  • Hạn chế căng thẳng

  • Không để cơ thể bị lạnh

  • Khắc phục tình trạng táo bón

Hầu hết các cơn đau liên quan đến sự co bóp của tử cung đều có thể thuyên giảm khi nằm nghỉ ngơi nên mẹ không nên lo lắng quá nhiều mẹ nhé!

Hướng dẫn dành cho mẹ 

Nếu cơn đau đi kèm với sự co bóp của tử cung, nghỉ ngơi và hít thở sâu sẽ giúp mẹ thuyên giảm trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, có một số trường hợp dù nghỉ ngơi đủ nhưng tình trạng vẫn không cải thiện. Khi đó, mẹ nên đến phòng khám nếu cơn đau dần trở nên nghiêm trọng hơn hoặc nếu xảy ra các tình trạng sau: 

  • Cơn đau co thắt xảy ra 10 lần/ ngày

  • Xuất hiện nhiều cơn đau ngắt quãng

  • Chảy máu 

  •  Toát mồ hôi lạnh

  • Cơn đau không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi

Nếu các điều trên lặp đi lặp lại trong một ngày, cơn đau ngắt quãng, thì có nguy cơ dễ dẫn đến xảy ra hoặc sinh non. Vì vậy, hãy để ý các biển hiện của cơ thể và thăm khám bác sĩ kịp thời. 

Sẽ có nhiều thay đổi xảy ra trong quá trình mang thai. Nếu bạn cảm thấy khó chịu vì căng tức và cảm thấy cơn đau dữ dội, hãy liên hệ với bệnh viện ngay lập tức. Căng tức và đau thắt cũng là dấu hiệu của việc thiếu nghỉ ngơi. Đừng làm quá sức khi mang bầu và cố gắng giữ tinh thần thoải mái mẹ nhé!

Xem thêm: Bánh ăn dặm giúp trẻ tập nhai bằng nồi chiên không dầu

Previous
Previous

Đi xe đạp khi mang thai có sao không? Một số lưu ý cho mẹ bầu

Next
Next

Bánh ăn dặm giúp trẻ tập nhai bằng nồi chiên không dầu