Phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ nhỏ

Mặc dù cả nước đang dần bình thường hóa và làm quen với việc sống cùng dịch bệnh. Nhưng hiện nay khi các bé được quay lại trường học, kèm theo việc chưa được phủ rộng vaccine, con có nguy cơ dễ bị nhiễm bệnh hơn so với người lớn. Những triệu chứng phổ biến khi bé mắc bệnh Covid-19 chủng mới là gì? Cha mẹ nên chuẩn bị điều gì để giúp con phòng chống dịch bệnh? 

Hãy cùng tham khảo một số thông tin sau đây mẹ nhé!

Triệu chứng khi trẻ nhiễm chủng mới Covid-19 

Khi trẻ mới nhiễm bệnh sẽ có một số triệu chứng như sốt và ho khan. Mặc dù so với người lớn, các triệu chứng của đường hô hấp như chảy mũi, nghẹt mũi được cho là tương đối ít. Nhưng cũng đã có những báo cáo về việc trẻ bị sốt liên tục và viêm phổi nặng. Ngoài ra,triệu chứng về đường tiêu hóa như nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy cũng có thể bắt gặp. Đặc biệt, với các bé nhỏ tuổi, con có thể có các dấu hiệu khác nhưng vì chưa giỏi trong cách diễn đạt bằng lời nói, nên đôi lúc cha mẹ không thể phát hiện rằng con đã nhiễm bệnh. Nếu trẻ có nhịp hô hấp nhanh, thở nặng, khó thở, môi hoặc mặt có màu tím tái thì có nguy cơ trẻ đã bị nhiễm bệnh.

Khi mắc bệnh, trẻ có thể bị trở nặng hay không?

Có thể nói, trẻ em có ít nguy cơ trở nặng khi bị nhiễm bệnh so với người lớn. Covid-19 dễ trở nặng hơn với đối tượng người cao tuổi và bệnh nền. Tuy nhiên, cũng đã có trường hợp trẻ em dưới 2 tuổi mắc bệnh và bệnh tình trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiễm bệnh có thể làm cho sức khỏe hô hấp của trẻ trở nên yếu đi, gây ra bệnh viêm phổi, đặc biệt với các bé có bệnh về hen suyễn và các bệnh nền khác.

Phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ nhỏ

Rửa tay

Vi rút lây nhiễm qua mũi, miệng và mắt. Vì trẻ em thường xuyên dùng tay chạm vào các bộ phận này, nên phụ huynh cần lưu ý rửa tay cho bé thật kỹ. Thay vì chỉ rửa bằng nước, hãy rửa tay thật sạch bằng xà phòng trong vòng 15 đến 30 giây. Không chỉ bàn tay, cổ tay và mu bàn tay cũng cần phải rửa thật sạch. Rửa kỹ cho bạn và cho bé để loại bỏ vi khuẩn sạch sẽ mẹ nhé!

Khẩu trang

Chủng mới của dịch bệnh được cho là không chỉ lây bệnh qua giọt bắn, mà còn có thể khiến chúng ta mắc bệnh do tiếp xúc với một vật thể nhiễm mầm bệnh. Vì vậy, khẩu trang có hiệu quả cao trong việc bảo vệ bé tránh chạm tay lên mặt. 

Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Luôn làm ẩm cổ họng và khí quản, nơi vi rút có xu hướng bám vào cũng là một biện pháp phòng ngừa. Nước đá có thể khiến cơ thể nhiễm lạnh hoặc gây ra đau họng. Vì vậy, mẹ hãy ưu tiên sử dụng nước ấm hoặc nước nóng để nguội. 

Nghỉ ngơi đầy đủ

Điều quan trọng giúp tăng cường khả năng miễn dịch là ngủ đủ giấc cùng với chế độ ăn uống cân bằng. Với trẻ nhỏ, cần tạo cho bé thói quen sinh hoạt đều đặn, đặc biệt là giấc ngủ, các bữa ăn và thời gian tắm rửa. 

Tránh chỗ tập trung đông người

Trẻ em có tính tò mò và dễ dàng chạm vào bất cứ thứ gì xung quanh con, nên có khả năng lây nhiễm cao. Do đó, với trẻ chưa được tiêm phòng, hãy hạn chế ra ngoài nhiều nhất có thể, để đảm bảo an toàn cho bé. 

Nếu con lỡ nhiễm bệnh …

Như đã đề cập trước đó, các triệu chứng của nhiễm chủng coronavirus mới ở trẻ em là sốt, ho khan, ít chảy nước mũi và các triệu chứng tiêu hóa như nôn mửa và tiêu chảy. Và cũng có rất ít trường hợp ghi nhận trẻ bị mất khứu giác, vị giác. Nếu trẻ có một số triệu chứng cảm lạnh như sốt hoặc tiêu chảy, điều quan trọng là cân nhắc con có thể đã nhiễm bệnh.

Kiểm tra mọi người xung quanh và quan sát tình hình của bé. Khi bé sốt, ho, khó thở, da nhợt nhạt, không ăn, cảm thấy mệt mỏi, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. 

Cha mẹ chính là chỗ dựa tinh thần của bé. Hãy cố gắng bình tĩnh và cùng con điều trị. Và khi con đã khỏi bệnh, hãy đăng ký cho con khám “hậu Covid” giúp phát hiện sớm những tổn thương bên trong và điều trị kịp thời. 

Chúc mẹ và bé có thật nhiều sức khỏe. Và đừng quên giữ vững “5K” mẹ nhé!

Xem thêm: Đi xe đạp khi mang thai có sao không? Một số lưu ý cho mẹ bầu

Previous
Previous

Top 3 nồi nấu cháo chậm cho bé – trợ thủ đắc lực của mẹ

Next
Next

Đi xe đạp khi mang thai có sao không? Một số lưu ý cho mẹ bầu