Khi nào nên cho bé ăn thịt khi ăn dặm ?
Vào thời kì ăn dặm, Mẹ có băn khoăn là khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn thịt không?
Hajimarimom sẽ chia sẻ về chủ đề này cùng 1 vài lưu ý và phương pháp chế biến cho trẻ.
Làm mẹ, có lẽ ai cũng sẽ rất vui khi em bé vui vẻ hợp tác khi ăn dặm. Tâm trạng háo hức xem phản ứng của con lúc lần đầu ăn, rồi mong con có thể được thử thật nhiều vị từ nhiều loại thực phẩm, thật vui phải không Mẹ? Các món từ rau củ, tinh bột thường được giới thiệu khi trẻ bắt đầu ăn dặm, thế nhưng liệu mẹ có băn khoăn là khi nào bé được ăn các nhóm chất Đạm như Thịt không? Hôm nay Hajimarimom sẽ chia sẻ với mẹ về thời điểm nên cho trẻ ăn nhóm thực phẩm Đạm như thịt, và một số lưu ý cũng như cách chế biến Mẹ nhé.
Thời kì ăn dặm, khi nào nên cho trẻ ăn Thịt?
Khi bắt đầu ăn dặm, chúng ta luôn muốn con được ăn đầy đủ và cân bằng các nhóm dưỡng chất. Với nhóm Đạm như Thịt thì khi nào nên bổ sung, và cần lưu ý gì khi cho trẻ ăn thịt?
Trẻ nên bắt đầu ăn thịt khi ở giai đoạn giữa của thời kỳ ăn dặm.
Nghĩa là, nên bắt đầu giới thiệu nhóm Đạm như Thịt ở tháng thứ 7 ~ 8 của thời kì ăn dặm.
Đầu tiên Mẹ nên giới thiệu các loại thịt trắng như thịt gà, sẽ ít gây quá tải tới các cơ quan tiêu hoa của bé. Trong thịt gà nên lấy những phần không có mỡ như Phi lê, phần này rất giàu đạm nên hợp với thời kì ăn dặm của bé.
Một số lưu ý khi cho bé ăn thịt
Khi thêm thịt vào thực đơn ăn dặm của bé, trước tiên nên bắt đầu từ phần thịt nạc, ít mỡ trước. Trong thịt cũng sẽ có những chất có thể gây dị ứng, nên Mẹ cần hết sức cẩn thận, theo dõi bé khi ăn nhé.
Bắt đầu mới Phi lê gà trước
Về thịt, ngoài cách phân loại thịt đỏ ( như thịt bò) và thịt trắng ( như thịt gà ) thì còn có nhiều kiểu phân loại khác như phần ít mỡ, nhiều mỡ, thịt nằm, thịt cắt lát mỏng...Vậy nên bắt đầu từ loại nào, có lẽ mẹ rất phân vân phải không nào?
Với dạ dày bé nhỏ chưa hoàn thiện của bé, hiện tượng khó tiêu có thể xảy ra, sẽ dễ làm bé bị nôn ói, tiêu chảy . Do đó hãy bắt đầu từ những thực phẩm ít gây quá tải đối với hệ tiêu hóa non nớt của bé. Trong các loại thịt, thì thịt gà là loại giúp bé dễ tiêu hóa nhất, và phần phi lê gà nên được coi là phần giới thiệu tới bé đầu tiên khi ăn thịt, có thể đưa vào thực đơn ở tháng thứ 7,8 của thời kỳ ăn dặm.
Sau khi đã làm quen với phần phi lê, hãy thử giới thiệu các loại thịt khác nhé
Khi bé đã làm quen với phần thịt phi lên, mẹ thử giới thiệu thêm các phần thịt khác của gà như thịt ức, phi lê thịt nạc. Khi bé quen với thịt gà rồi, thì mẹ hãy thử món từ thịt đỏ như thịt bò nhé.
Thời điểm phù hợp là ở giai đoạn cuối của kì ăn dặm, khoảng tháng thứ 9 ~ 11. Vào thời kỳ này, bé sẽ dùng nướu để nhai thức ăn.
Thịt và các thực phẩm khác nên được làm mềm bằng cách nghiền tay. Sau thời kỳ ăn dặm ( khoảng 1 ~ 1,5 tuổi ), bé có thể ăn được những thức ăn giống như người lớn, nên lúc này mẹ sẽ nhàn hơn.
Tuy nhiên tùy ở cơ địa từng bé, sẽ có những bé nhai tốt, có những bé nhai chưa tốt. Tùy theo loại thịt và cách chế biến, nếu thấy trẻ có biểu hiện ói hay tiêu chảy, mẹ nên quay lùi về 1 bước, tập từ từ cho trẻ sẽ tốt hơn.
Cách chế biến giúp trẻ dễ thích nghi ăn thịt
Phương pháp chế biến đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ dễ ăn ở thời kỳ ăn nhóm thực phẩm như thịt. Dưới đây là 1 số phương pháp mẹ nên tham khảo
Giai đoạn giữa của thời kỳ ăn dặm ( 7-8 tháng )
Ở giai đoạn này, ít nhiều bé đã sử dụng cơ miệng nhiều hơn. Tuy nhiên đa số vẫn còn giống như nuốt chửng. Điểm quan trọng khi chế biến đó là mẹ nên làm nhuyễn thịt để giúp bé dễ ăn.
Mẹ có thể dùng dao cắt nhỏ, hoặc cấp đông thịt rồi nghiền nát, sau đó nấu nhừ..là những cách làm đơn giản mà dễ ăn với bé.
Giai đoạn cuối của thời kỳ ăn dặm( tháng thứ 9 ~ 11)
Giai đoạn cuối của kỳ ăn dặm, trẻ bước vào giai đoạn nhai thức ăn bằng nướu. Mẹ hãy tăng dần độ thô của thức ăn theo kích thước, độ cứng nhé. Thịt bằm nhỏ là gợi ý mẹ nên thử. Mẹ có thể mua sẵn thịt bằm, hoặc dùng máy xay thịt sẽ dễ và tiện hơn.
Giai đoạn hoàn thành ăn dặm ( 1 ~ 1.5 tuổi )
Mẹ sẽ thấy nhiều trẻ tự dùng tay bốc thức ăn để ăn ở giai đoạn này. Tuy nhiên, chắc chắn trẻ còn gặp khó khăn khi ăn thức ăn giống người lớn. Lý tưởng nhất là nên nấu mềm hơn 1 chút so với độ cứng trong thức ăn của người lớn. Bé đang dùng răng cửa để nhai nhỏ thức ăn nên việc điều chỉnh độ lớn và độ cứng thức ăn cũng rất quan trọng, độ lớn khoảng 7-10mm, độ cứng khoảng như trái chuối là phù hợp với bé. Nếu nhìn biểu hiện bé thấy có vẻ khó nhai, khó nuốt thì có lẽ là miếng đó to quá hoặc quá cứng với bé. Vì vậy hãy nhìn bé để điều chỉnh thức ăn mẹ nhé.
Thông tin về việc thêm thịt vào bữa ăn dặm của trẻ lần này, ắt hẳn Mẹ đã có thêm kiến thức để tham khảo rồi phải không nào.
Thịt là nguồn cung cấp đạm và các vitamin cho sự phát triển của trẻ, do vậy nó trở thành nguyên liệu cần được tích cực bổ sung vào thực đơn khi trẻ đến độ tuổi thích hợp.
Việc làm phong phú thực đơn ăn dặm, sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, vui vẻ. Mẹ hãy cùng cố gắng chế biến nhiều món ăn dặm cho bé nhé.
Xem thêm: Cuộc thi “Video vui nhộn của bé” Online