【YOU are the best MOM】phần 4 - Thay đổi suy nghĩ

Chắc hẳn sẽ có nhiều mẹ đã từng có cảm giác như thế này. Khi con của người khác không làm được điều gì đó, mẹ sẽ không lo lắng và bực tức. Nhưng nếu đổi lại là con mình, thì tâm trạng của mẹ lại khác. Ví dụ như mẹ sẽ cảm thấy khó chịu và nóng giận khi kiến thức mẹ vừa giảng cho con nhưng trẻ lại hoàn toàn không hiểu và không áp dụng được. Những lúc thế này, mẹ sẽ vô tình nói ra những lời khiến trẻ bối rối như “Tại sao con lại không làm được?” Ngoài ra, những câu nói vô tình đó không chỉ làm trẻ bối rối mà còn có thể làm mất đi sự tự tin trong con. Khiến trẻ không tin vào năng lực của bản thân. Vì vậy, mẹ hãy chú ý lời nói của mình trong lúc nóng giận mẹ nhé! 

Hãy thay đổi suy nghĩ “Tại sao con không làm được?” thành “Làm thế nào để con làm được?”

Hầu hết trẻ em đều không thể trả lời khi được hỏi "Tại sao con không làm được !?" Nếu trẻ có thể trả lời rõ ràng rằng "Con không thể làm điều đó là vì..." hay "Bởi vì như vậy … nên con không hiểu được" để cha mẹ có giải quyết thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, những lúc bối rối như thế, trẻ lại không thể trả lời bất cứ câu hỏi nào từ mẹ. Điều này chắc hẳn sẽ khiến rất nhiều mẹ cảm thấy khó chịu và bắt đầu la mắng con. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là thay vì hỏi “Tại sao con không thể làm được?” hãy tìm cách và hỏi bản thân rằng “Làm sao để con có thể hiểu và làm được?”. Đây cũng là một trong những cách nuôi dạy và giáo dục con mà cha mẹ có thể áp dụng. 

Nguyên nhân không phải vì trẻ không thể đưa ra một kết quả, mà trẻ vẫn chưa hiểu nỗ lực bằng cách nào để đưa ra kết quả đó

Khi nhận được những câu hỏi phủ định năng lực của mình như “Tại sao con không làm được?”, trẻ có thể sẽ mất đi sự tự tin vốn có của bản thân. Với bất kỳ mục tiêu nào, khi bạn không thể đạt được kết quả, bạn có thể nhận được kết quả tương đối nhanh chóng nếu bạn nghĩ về việc "Làm thế nào bạn có thể làm điều đó?", “Cách nào tốt để có thực hiện điều đó?” thay vì cứ giữ mãi suy nghĩ "Bạn đã làm điều gì sai?". Cách suy nghĩ hướng tới tương lai này cũng rất hiệu quả cho việc nuôi dạy con cái và kỷ luật. Điều này có thể được áp dụng cho bất cứ việc gì như dọn dẹp, làm bài tập về nhà hay học tập. Nếu mẹ thường phiền muộn và phải la mắng con như "Sao mẹ nói bao nhiêu con cũng không chịu tự giác dọn dẹp?". Hãy bắt đầu bằng cách thay đổi quan điểm của mẹ thành "Làm thế nào để trẻ có thể dễ dàng dọn dẹp?".

Hãy dạy con đạt được những mục đích con đề ra bằng cách trao đổi suy nghĩ của con và cha mẹ mỗi ngày 

Ngay cả khi bạn nghĩ về “Tại sao con lại không làm được?” và hiểu rõ nguyên nhân, trẻ cũng sẽ không thể trở nên thành thạo điều đó hơn. Thay vào đó, hãy để trẻ hình thành thói quen thử nghiệm nhiều lần các giả thuyết, suy nghĩ của con và cha mẹ về việc "Làm thế nào chúng ta có thể làm điều đó?". Một số phụ huynh cũng có thể sẽ lầm tưởng rằng, chỉ cần như vậy trẻ sẽ có được năng lực phán đoán riêng của bản thân mình. Tuy nhiên, khả năng tư duy không phải là điều mà trẻ có thể dễ dàng có được. Con cần trải qua nhiều trải nghiệm, thất bại, và cần nhiều thời gian hơn để rèn luyện được điều đó. Mẹ nên bắt đầu bằng cách hỏi trẻ những điều mà con chưa thể làm được như, “Con nghĩ mình có thể làm được điều đó như thế nào?”. Sau khi đã nghe con nói ra ý kiến của bản thân, mẹ hãy cùng con suy nghĩ tìm cách bắt đầu và thực hiện điều đó. Trải nghiệm cùng người lớn suy nghĩ cách giải quyết sẽ giúp trẻ có hướng suy nghĩ tích cực hơn. Khi con lớn lên, con có thể tự mình tiến lên phía trước, và tự đặt câu hỏi cho bản thân “Làm thế nào để đạt được mục tiêu của mình?”. 

Xem thêm: Các bước áp dụng phương pháp Montessori tại nhà

Previous
Previous

Dạy con quy tắc ứng xử trong bữa ăn tại nhà

Next
Next

Các bước áp dụng phương pháp Montessori tại nhà