Cách giúp mẹ bận rộn giữ gìn sức khỏe

Vì sao những người mẹ đi làm dễ mắc bệnh? Nguyên nhân và cách giải quyết

Những người mẹ có công việc riêng của mình sẽ luôn trải qua mỗi ngày bận rộn với việc chăm sóc con, việc nhà và công việc của mình. Thật tuyệt vời khi mẹ chăm chỉ làm việc. Nhưng mẹ cần lưu ý rằng, nếu bận rộn quá mức sẽ khiến mẹ dễ dàng đổ bệnh. Đặc biệt, sau khi sinh con và trở lại làm việc, đây là giai đoạn hồi phục sức khỏe của mẹ, nên mẹ sẽ càng dễ bị bệnh hơn. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ nói đến nguyên nhân khiến mẹ đổ bệnh, những phương pháp giải quyết việc nhà, chăm con khi mẹ bị ốm. Và các cách để mẹ giữ gìn sức khỏe của bản thân.

Nguyên nhân khiến nhiều mẹ đi làm dễ đổ bệnh

Làm việc quá sức và nhiều căng thẳng

Với những bà mẹ ngày đêm bận rộn với công việc, việc nhà, chăm con, cơ thể sẽ rất dễ đổ bệnh. Nguyên nhân chính là do làm việc quá sức và nhiều căng thẳng. Cả hai điều này sẽ khó nhận biết được, tuy nhiên ngay cả khi biết bản thân đã làm việc quá sức, cũng sẽ có nhiều bà mẹ lựa chọn phớt lờ và bỏ qua. Dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như cơ thể quá giới hạn chịu đựng và tình trạng sức khỏe của mẹ sẽ ngày một kém đi.Những bà mẹ gắng hết sức làm việc sau khi nghỉ thai sản, có thể là mẹ cảm thấy có lỗi vì đã bỏ bê phần công việc của mình quá lâu, và có thể sẽ gây thêm phiền phức cho mọi người về sau. Như là cố gắng làm xong hết việc để có thể về sớm nhất có thể đón con ở trường. Và sau khi về nhà, có rất nhiều việc nhà cần mẹ phải làm. Trải qua những ngày như thế, cơ thể mẹ sẽ phải chịu rất nhiều áp lực. Tự thúc đẩy bản thân mình để có thể hoàn thành mọi việc, khiến cho cơ thể ngày càng quá tải.

Không ngủ đủ giấc

Có rất nhiều bà mẹ bận rộn và không có đủ thời gian cho giấc ngủ của mình. Ngoài ra, bởi vì con còn quá nhỏ, mẹ sẽ không được ngủ trọn vẹn và đôi lúc phải thức dậy giữa đêm để trông con. Không có một giấc ngủ ngon và đủ giấc, mẹ có thể sẽ cảm thấy khó chịu và không thể tập trung làm việc.

Giai đoạn con dễ ốm

Những người mẹ trở lại làm việc sau sinh rất dễ bị ốm và cần một khoảng thời gian hồi phục để mẹ có thể làm mọi việc hiệu quả. Trong thời điểm này, khi trẻ bị ốm, mẹ cũng sẽ có khả năng bị lây khi cho con bú. Với trẻ thì khi bị bệnh có thể dễ dàng đến bệnh viện. Nhưng nếu mẹ bệnh thì rất khó khăn trong việc nghỉ phép để đi khám sức khỏe. Chính vì vậy, mẹ cần phải lưu ý nhiều hơn về sức khỏe của mình.

Khi mẹ không khỏe, thì việc chăm con phải làm sao?

mẹ và bé

Hãy nhờ chồng, người thân, và bạn bè trông trẻ giúp mẹ

Nếu mẹ cảm thấy không khỏe, điều đầu tiên mẹ nên làm là giảm lượng công việc dành cho bản thân mình. Nếu có thể, mẹ hãy nhờ chồng chăm sóc con. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nhờ ông bà, bạn bè trông trẻ giúp để mẹ có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục.

Đừng lúc nào cũng muốn mọi chuyện được hoàn hảo

Một người mẹ bận rộn vì công việc, chăm con, làm việc nhà như dọn dẹp, giặc đồ, nấu nướng. Thì sẽ rất khó để mẹ có thể hoàn thành mọi việc một cách hoàn hảo. Khi mẹ cố gắng để có được điều đó và cật lực hoàn thành việc đó mỗi ngày. Điều này sẽ dễ gây ra mệt mỏi và căng thẳng. Vì vậy, hãy thay đổi một chút nguyên tắc của bản thân, để mẹ có thể hoàn thành mọi việc mà không bị ốm.

Giảm lượng công việc của bản thân

Chắc hẳn có nhiều bà mẹ đang cố gắng vượt qua những nỗi vất vả chăm sóc con cái khi không có ai để nhờ vả. Những lúc như thế, mẹ có thể chuẩn bị đồ chơi như khối xếp hình, đất nặn để trẻ có thể tập trung chơi một mình. Bên cạnh đó, mẹ có thể cho trẻ ôn luyện ngoại ngữ bằng cách xem TV và Youtube. Điều này hoàn toàn ổn nếu mẹ biết cách chọn lọc video cho bé, và cũng giúp mẹ có thêm nhiều thời gian hoàn thành công việc nhà.

Cách giữ gìn sức khỏe

mẹ và bé

Duy trì lối sống lành mạnh và giấc ngủ chất lượng

Những người mẹ bận rộn thường sẽ không thể duy trì lối sống mình một cách đều đặn, và thường sẽ không có đủ thời gian để ngủ. Tuy nhiên, ngủ không đủ giấc sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến mẹ dễ ốm hơn, mẹ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi và không thoải mái. Vì vậy, hãy đảm bảo dậy đúng giờ mỗi ngày và ăn đủ ngày 3 bữa. Và dù bận rộn cỡ nào, cũng hãy đảm bảo mẹ sẽ ngủ trước 12 giờ và có một giấc ngủ trọn vẹn. Một cuộc sống có nề nếp có thể sẽ khiến mẹ cảm thấy khó khăn giai đoạn đầu. Nhưng mẹ cũng sẽ quen dần với điều đó nếu cố gắng lập ra kế hoạch và làm theo.

Hãy tập thể dục để khỏe hơn mỗi ngày

Những người mẹ bận rộn thường sẽ không có thời gian nghỉ ngơi để thư giãn và thưởng thức trà đạo. Tuy nhiên, hãy cố gắng dành thời gian để rèn luyện cơ thể ít nhất 5 phút mỗi ngày. Dành thời gian để tập đi bộ nhanh trên đường đi làm, hoặc sử dụng thang bộ thay vì thang máy. Đây là những cách hay mà mẹ có thể áp dụng. Sau khi tập yoga và giãn cơ, sẽ đem lại cho mẹ một cảm giác rất thoải mái sau khi tắm xong. Ngoài ra, vào cuối tuần, mẹ cũng có thể cùng trẻ đến công viên và tập thể dục nhẹ nhàng. Chỉ cần như thế thì mẹ đã có thể duy trì thể lực và giải tỏa căng thẳng cho bản thân mình.

Cố gắng phòng ngừa và chữa trị sớm khi bị ốm

Để mẹ luôn khỏe mạnh, mẹ hãy lưu ý những điều sau đây. Tập thói quen rửa tay, súc miệng mỗi ngày. Lưu ý nhiệt độ và điều hòa trong phòng . Ngoài ra, khi mẹ đổ bệnh, điều quan trọng nhất là mẹ phải đi chữa trị càng sớm càng tốt. Chúng tôi biết rằng mặc dù có nhiều bà mẹ cảm thấy không được khỏe, nhưng vì công việc bận rộn mà luôn trì hoãn việc khám bệnh. Thế nhưng, cho dù bệnh nhẹ, khi mẹ uống thuốc sớm thì sẽ giúp ngăn không cho bệnh trở nặng hơn và sẽ mau chóng khỏi bệnh. Vì vậy, khi cảm thấy cơ thể không được khỏe, mẹ đừng phớt lờ mà hãy giải quyết càng sớm càng tốt mẹ nhé!

Xem thêm: Ốm nghén khi mang thai bắt đầu từ giai đoạn nào?

Previous
Previous

Nuôi dạy con một trong gia đình

Next
Next

Nguyên nhân trẻ quấy khóc không ngừng