Nguyên nhân trẻ quấy khóc không ngừng

Nỗi phiền muộn lớn nhất của người mới làm mẹ là?

Những điều mẹ nên và không nên khi “Trẻ không ngừng khóc”

Với những người mới làm mẹ, điều mà mẹ cảm thấy không thể quen được và cảm thấy khó khăn nhất chắc có lẽ là việc trẻ không ngừng quấy khóc. Người mẹ nào cũng sẽ trải qua những lần trẻ khóc liên tục và không thể nào dừng lại. Trẻ sơ sinh khóc là một chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, nguyên nhân nào khiến trẻ khóc dữ dội và không ngừng?Trước hết, sau khi nói về nguyên nhân trẻ quấy khóc theo độ tuổi, chúng tôi sẽ giới thiệu đến mẹ những biện pháp khi trẻ khóc to và liên tục. Ngoài ra, trong bài viết lần này, cũng sẽ nói đến những việc mẹ không nên làm khi trẻ quấy khóc dữ dội. Vì vậy, hãy theo dõi hết bài viết này mẹ nhé!

Nguyên nhân trẻ quấy khóc theo độ tuổi

Cho dù mẹ có làm gì như, thay tã hay cho con bú, thì con cũng không ngừng khóc. Những lúc như thế sẽ có nhiều mẹ cảm thấy bối rối và thương xót con mình. Khi đó, mẹ hãy bình tĩnh nghĩ xem lý do nào khiến trẻ bật khóc. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những lý do khiến trẻ quấy khóc theo độ tuổi.

Từ khoảng 1 ~ 3 tháng tuổi

Hầu hết những đứa trẻ sơ sinh đến khoảng 3 tháng tuổi sẽ bật khóc khi chúng cảm thấy bất an và muốn có được sự chú ý của mọi người xung quanh. Khi đó, mẹ hãy xác nhận và chắc chắn rằng trẻ sẽ không cảm thấy khó chịu như đói bụng, bị lạnh, bị nóng hay khó chịu.

Từ khoảng 4 đến 6 tháng tuổi

Khi trẻ bước sang giai đoạn 4 tháng tuổi, bên cạnh cảm giác khó chịu khi đói bụng và cảm thấy bất an, cảm giác buồn ngủ cũng là nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ bật khóc khi cảm thấy cô đơn vì cha mẹ không ở gần, hay đồ chơi trẻ thường chơi không ở cạnh trẻ.

Từ khoảng sau 7 ~ 9 tháng tuổi

Khi trẻ có thể phân biệt được gương mặt của cha mẹ, trẻ có thể bật khóc vì cảm thấy sợ hãi khi gặp người lạ hoặc không thấy cha mẹ ở gần. Bên cạnh đó, từ khoảng sau 7 tháng tuổi, giai đoạn khóc đêm của trẻ cũng sẽ tăng lên.

Nguyên nhân khiến trẻ bật khóc dữ dội

Trẻ nhỏ thường sẽ khó để truyền đạt đến mọi người xung quanh cảm xúc cũng như cảm giác khó chịu của bản thân. Tuy nhiên, nếu trẻ liên tục khóc dữ dội và khác với bình thường, có thể sẽ vì những lý do sau đây.

6 đặc trưng của trẻ có biểu hiện “Khóc tím mặt”

Đây là một giai đoạn của trẻ sơ sinh khiến cha mẹ cảm thấy phiền muộn nhất. Giai đoạn này được gọi là “PURPLE Crying”, với các đặc trưng sau:

P: Đỉnh điểm của những cơn khóc ở trẻ

Trẻ sẽ bắt đầu giai đoạn này từ khoảng sau 2 tuần tuổi, càng về sau số lần khóc ở trẻ sẽ càng tăng lên. Tình trạng này sẽ kéo dài đến khoảng 2 tháng sau sinh, và giảm dần từ khoảng 3 ~ 5 tháng tuổi.

U: Không có dự tính

Trẻ liên tục khóc không ngừng nhưng không tìm được nguyên nhân vì sao trẻ bật khóc.

R: Ngay cả khi mẹ dỗ dành trẻ vẫn không ngừng khóc

Dù cho mẹ tìm mọi cách, làm mọi thứ nhưng trẻ vẫn sẽ tiếp tục khóc.

P: Biểu hiện sự đau đớn trên gương mặt

Khi trẻ khóc, mẹ có thể thấy được sự khó chịu, đau đớn biểu hiện qua gương mặt trẻ.

L: Kéo dài

Trẻ có thể khóc kéo dài đến 5 giờ hoặc cả ngày.

E: Từ chiều đến tối

Trẻ thường sẽ khóc từ chiều hoặc chiều muộn đến đêm khuya.

Khóc dạ đề

Những cơn khóc dữ dội ở trẻ nhỏ từ khoảng 2 ~ 4 tuần tuổi có thể là “Khóc dạ đề”. Trẻ thường có biểu hiện khi khóc như khua tay múa chân, ưỡn ngực hoặc nắm chặt tay. Mặc dù không có nguyên nhân cụ thể cho chứng khóc dạ đề ở trẻ, nhưng thường sẽ là do trẻ bị đầy hơi trong bụng, tiêu hóa kém. Khóc dạ đề không phải là bệnh ở trẻ. Triệu chứng này có thể hết một cách tự nhiên từ khoảng 3 ~ 4 tháng tuổi.

HSC

Những đứa trẻ khóc liên tục không ngừng có thể thuộc dạng HSC (Trẻ có tính nhạy cảm cao). Tính nhạy cảm quá ở trẻ được nói rằng cứ 5 trẻ sẽ có 1 trẻ có thể bắt gặp phải tình trạng này. Trẻ có thể sẽ quấy khóc dữ dội khi bị kích thích nhẹ như mẹ ôm trẻ hay mẹ cho con bú. Trong trường hợp này, điều quan trọng là mẹ hãy giảm các kích thích bên ngoài như nhiệt độ phòng thay đổi, âm thanh lớn hay ánh sáng chói gắt.

Cách khắc phục tình trạng này

Khi trẻ đột ngột khóc dữ dội, mẹ phải làm gì đây? Hãy cùng tham khảo các bước sau đây cha mẹ nhé!

Ôm trẻ

Khi ôm trẻ vào lòng, hãy ôm trọn cơ thể trẻ để trẻ cảm nhận được đây là cha mẹ. Cùng lúc đó, hãy nói những lời dịu dàng như “Mẹ đây! Cha đây!” Khi đó trẻ sẽ cảm thấy yên tâm hơn

Cho trẻ bú sữa - Thay tã

Khi trẻ đói bụng, hãy tã của trẻ bị dơ, cũng là nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc. Lúc này, mẹ hãy quan sát và thay tã cũng như cho con bú sữa nhé!

Kiểm tra sức khỏe của trẻ

Mẹ hãy kiểm tra xem trẻ có bị phát ban vì bí khi mặc tã hay không, hoặc quần áo của trẻ quá chật. Bên cạnh đó, hãy kiểm tra nhiệt độ xung quanh có quá lạnh hay quá nóng hay không.

Dỗ dành trẻ

Khi bế trẻ, mẹ hãy vỗ nhẹ lên lưng trẻ, hoặc thử quấn trẻ trong túi ngủ. Dỗ dành trẻ và có thể cho trẻ nghe những tiếng vỗ nhẹ phát ra từ túi ngủ. Trẻ cũng có thể dễ dàng ngừng khóc vì sự rung lắc nhẹ trên xe khiến trẻ cảm thấy thoải mái.

Việc mẹ không nên làm khi trẻ không ngừng khóc

Khi trẻ liên tục quấy khóc, chắc hẳn mọi người xung quanh sẽ cảm thấy phiền phức. Tuy nhiên, chỉ vì trẻ không ngừng khóc mà mẹ làm những điều sau đây sẽ rất nguy hiểm. Hãy đọc và chú ý mẹ nhé!

Bỏ mặc trẻ

Có thể mẹ sẽ muốn để trẻ tự khóc trong thời gian ngắn, như khi mẹ đang bận bịu việc nhà. Tuy nhiên, điều này sẽ an toàn nếu khi mẹ và trẻ đang ở nhà. Mẹ không nên để trẻ khóc liên tục khi mẹ không ở nhà hay ra ngoài trong một khoảng thời gian dài. Những hành động này cũng được coi là một hành vi bỏ mặc trẻ.

Rung lắc trẻ một cách dữ dội

Khi cha mẹ cảm thấy bối rối và lo lắng, họ sẽ có xu hướng rung lắc con dữ dội. Thế nhưng, bởi vì não bộ của trẻ rất mỏng manh và cực kỳ nhạy cảm, hành động này có thể khiến các dây thần kinh ở não bộ bị tổn thương. Đây được gọi là “Hội chứng rung lắc ở trẻ sơ sinh”. Hội chứng này có thể gây nên các vấn đề về giọng nói, đi lại khó khăn, mù lòa, nghiêm trọng hơn có thể khiến trẻ tử vong.Trẻ sơ sinh có thể khóc vì một lý do hoặc không có lý do nào cả. Khi trẻ bắt đầu quấy khóc, trước hết hãy xem xét thể trạng sức khỏe, nói chuyện và dỗ dành trẻ. Nếu trẻ không chỉ khóc mà có các triệu chứng khác, hãy nhận sự thăm khám từ bác sĩ. Khi trẻ khóc mà không có lý do nào, có thể sẽ khiến cha mẹ rất phiền lòng. Nhưng tình trạng này cũng sẽ dần được cải thiện khi trẻ lớn lên. Hãy kiên nhẫn để trẻ có thể lớn lên một cách khỏe mạnh cha mẹ nhé!

Xem thêm: Trầm cảm sau sinh ở mẹ

Previous
Previous

Cách giúp mẹ bận rộn giữ gìn sức khỏe

Next
Next

Trầm cảm sau sinh ở mẹ