Chứng sợ người lạ ở trẻ bắt đầu khi nào?
Ngay cả khi chúng ta biết chứng sợ người lạ ở trẻ khá là phổ biến, nhưng khi thấy con mình cho đến ngày hôm qua dù ai bế vẫn mỉm cười, thì nay đột nhiên bật khóc khi không phải cha mẹ bế, thì chắc hẳn nhiều bậc phụ huynh sẽ cảm thấy lo lắng về điều đó. Chứng sợ người lạ ở trẻ bắt đầu từ khi nào? Sẽ tiếp tục kéo dài đến khi nào? Hôm nay, Hajimari Mom sẽ nói về lý do vì sao trẻ đột ngột mắc chứng sợ người lạ và phương pháp để giải quyết chứng này ở trẻ nhỏ.
Khi nào thì trẻ bắt đầu mắc chứng sợ người lạ?
Chứng sợ người lạ ở trẻ sẽ bắt đầu từ giai đoạn khoảng từ 6 đến 12 tháng tuổi. Và được nói rằng chứng sợ hãi này sẽ được khắc phục dần khi trẻ bước vào giai đoạn 2 tuổi trở lên. Thế nhưng, bởi vì tùy theo môi trường sống và tính cách, ở mỗi trẻ sẽ có một tình trạng khác nhau. Vẫn sẽ có trường hợp trẻ đã mắc phải chứng sợ người lạ từ lúc 3 tháng tuổi và cũng có trẻ chỉ mới bắt đầu chứng sợ hãi này sau 2 tuổi. Ngoài ra, mức độ của chứng sợ hãi người lạ này sẽ khác nhau với từng trẻ. Có một số trẻ sẽ khóc dữ dội khi bị ai khác bế mà không phải là mẹ. Cũng có trường hợp trẻ cho dù là ai bế đi chăng nữa cũng sẽ nhút nhát, sợ hãi.
Lý do nào khiến trẻ đột ngột mắc chứng sợ hãi người lạ?
Chứng sợ hãi ở trẻ sẽ đột ngột bắt đầu ở một thời điểm nào đó. Lý do mà chứng sợ hãi này xảy ra là i bởi vì trẻ hiểu được có một gì đó khác với thường ngày. Nói cách khác, cảm giác nhút nhát, lo sợ người lạ này ở trẻ sẽ bắt đầu khi trẻ phân biệt được cha mẹ và người lạ. Nếu hiểu theo nghĩa này, thì chẳng phải chúng ta nên vui mừng và hạnh phúc vì con sẽ trưởng thành như một đứa trẻ ngoan ngoãn hay sao? Ngoài ra, cũng sẽ có trường hợp trẻ đột nhiên bật khóc khi đến một nơi xa lạ, chứng sợ hãi chỗ lạ cũng giống như chứng sợ hãi người lạ. Và đây cũng là một biểu hiện thể hiện rằng trẻ đã có thể phân biệt sự khác nhau của nơi chốn.
6 cách có thể áp dụng với trẻ gặp phải chứng sợ người lạ
Mặc dù chứng sợ hãi ở trẻ là biểu hiện của sự trưởng thành, nhưng nếu trẻ không thể rời xa mẹ và mẹ không thể nhờ ai trông trẻ, thì chắc hẳn là ông, bà, cũng như những người thân xung quanh sẽ có cảm giác buồn tủi lắm. Chính vì vậy, hôm nay chúng tôi sẽ gợi ý cho mẹ 6 cách giúp trẻ vượt qua chứng sợ người lạ này.
1. Việc đầu tiên là mẹ phải tập cho mình sự bình tĩnh
Khi mà mẹ cảm thấy lo lắng và không thể bình tĩnh với suy nghĩ “Con tôi mắc chứng sợ người lạ thì làm sao bây giờ…”. Sự lo lắng này của mẹ cũng sẽ truyền qua cho trẻ. Vì vậy mẹ hãy nhớ rằng chứng sợ gặp người lạ ở trẻ không phải là một điều xấu, đây là biểu hiện cho sự trưởng thành ở trẻ. Trước hết, mẹ hãy làm chủ cảm xúc bản thân và khi mẹ đã có thể suy nghĩ rằng “Chứng sợ hãi ở con mình là điều bình thường! Không sao cả!” thì đến một lúc nào đó, trẻ sẽ không còn mắc phải chứng sợ hãi khi gặp người lạ nữa.
2. Hãy tập cho trẻ quen dần
Khi trẻ đang trong giai đoạn mắc chứng sợ người lạ, rất khó để một đứa trẻ cho người lạ mặt bế chúng. Chính vì vậy, điều đầu tiên là mẹ hãy tạo cho trẻ một bầu không khí khiến trẻ cảm thấy an tâm chẳng hạn như là “Mẹ ở gần con nên không sao đâu”, “Bởi vì mẹ đang bế con nên không sao đâu”. Khi trẻ đã dần quen với điều đó, trẻ sẽ bắt đầu nhìn những người xung quanh khác ngoài mẹ. Trẻ sẽ bắt đầu nhìn với những thứ gần mình. Sau đó thì, nếu có sự vuốt ve âu yếm từ người khác, chắc có lẽ cũng sẽ giúp cho chứng sợ hãi ở trẻ cũng mất đi.
3. Hãy làm quen với trẻ ở những nơi quen thuộc
Những đứa trẻ trong giai đoạn này, cũng sẽ có trường hợp trẻ mắc chứng sợ người lạ cùng với chứng sợ chỗ lạ. Chính vì vậy, khi trẻ đến một nơi mới hay nơi mà trẻ không cảm thấy quen thuộc, thì sẽ khiến cho tình trạng sợ gặp người lạ trở nên gay gắt hơn. Vì vậy khi “Mẹ muốn cho con gặp ông bà” thì thay vì đưa trẻ đến gặp ông bà ở một nơi xa lạ, mẹ hãy cho trẻ gặp mặt ông bà ở những nơi trẻ cảm thấy an toàn và thân thuộc như là nhà.
4. Hãy cho trẻ gặp mặt mỗi ngày
Nếu mẹ muốn cải thiện chứng sợ người lạ ở trẻ khi gặp một số người nhất định, thì cách hiệu quả đó là cho trẻ gặp mặt người đó càng nhiều càng tốt. Thay vì không muốn cho trẻ gặp vì mẹ cảm thấy “xấu hổ khi trẻ bật khóc vì chứng sợ người lạ”, mẹ hãy cho trẻ gặp người đó thường xuyên. Qua đó, trẻ sẽ nhớ được gương mặt và trẻ sẽ hiểu được là người này đáng tin cậy. Thêm vào đó, cho dù có là cha của đứa trẻ, mà vì công việc bận rộn nên không thể gặp con mỗi ngày, thì lâu dần trẻ cũng sẽ nhút nhát, sợ hãi khi gặp cha mình. Khi gặp trường hợp như thế, cách tốt nhất là mẹ hãy dành chút thời gian để trẻ thấy được gương mặt của cha như là treo hình cha ở những nơi mà trẻ có thể nhìn thấy hoặc là gọi điện thoại bằng video call với cha.
5. Hãy cho trẻ thấy rằng đối phương có mối quan hệ tốt với mẹ
Bạn đã gặp phải tình huống rằng trẻ chỉ muốn những thứ mẹ hay cầm như là cặp sách và điện thoại, nhưng đối với đồ vật của người khác thì trẻ lại không hứng thú hay chưa? Một trong những lý do cho điều đó là vì trẻ thường nhìn mẹ và quan tâm đến mối liên hệ giữa mẹ và những đồ vật đó. Chứng sợ gặp người lạ cũng giống như vậy. Khi trẻ gặp người không thân thiết, trẻ sẽ nhìn phản ứng của mẹ và người lạ đó. Vì vậy nếu mẹ cho trẻ thấy rằng mối quan hệ tốt giữa mẹ và đối phương “Đây là bạn của mẹ nè” “Con không có gì phải lo hết nha”, thì trẻ cũng sẽ dễ dàng có cảm giác an tâm với đối phương.
6. Hãy cho trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài
Trong quá trình trường thành ở trẻ nhỏ, trẻ cũng sẽ có biểu hiện cảm thấy hứng thú với thế giới bên ngoài và trẻ cũng sẽ xây dựng những mối quan hệ khác ngoài mẹ của trẻ. Bởi vì không thích trẻ khóc vì chứng sợ người lạ, nên khi mẹ tách biệt trẻ trong nhà, thì mẹ đã vô tình lấy đi cơ hội có được những “trải nghiệm chỉ có thể có được ở môi trường bên ngoài” chẳng hạn như là tiếp xúc với người khác ngoài mẹ. Chính vì vậy mà cho dù trẻ đang gặp phải chứng sợ người lạ, nhưng nhờ vào việc mẹ cho trẻ làm quen dần với những người xung quanh, cho trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, thì chắc chắn rằng chứng sợ hãi của trẻ cũng giảm đi một cách tự nhiên.Mẹ đã nắm được những cách giúp trẻ cải thiện chứng sợ gặp người lạ chưa? Nguyên nhân dẫn đến chứng sợ người lạ không phải do cách nuôi dưỡng của mẹ, nên mẹ đừng suy nghĩ vấn đề nghiêm trọng quá nhé! Ngoài ra, chứng sợ người lạ không thể nào mất đi chỉ trong một vài ngày ngắn ngủi, vì vậy mẹ hãy cho trẻ trải nghiệm thật nhiều điều mỗi ngày, và sự trưởng thành trong tâm lý của trẻ dần dần sẽ giúp trẻ khắc phục được chứng sợ hãi này. Sẽ thật tốt khi các mẹ khắc phục chứng sợ người lạ ở trẻ với với tâm trạng thoải mái rằng “Trẻ thật sự rất yêu mẹ”.