3 cách khắc phục khi trẻ không thích ăn rau củ

Khi trẻ em trong giai đoạn trưởng thành, chắc chắn mặc dù trẻ sẽ nói “Con không thích ăn rau” nhưng rất nhiều trường hợp khi lớn lên trẻ sẽ có thể tập ăn rau củ. Nhưng mà dạo gần đây thì số người lớn không thích ăn rau củ ngày càng tăng lên. Mặc dù có những người nói là không thích ăn rau bởi lý do là họ không thích rau nói chung, thậm chí họ không thích cả rau sống vì không thích mùi rau xanh, nhưng phần lớn bộ phận người lớn không thích ăn rau vì cơ bản từ nhỏ họ đã không thích ăn rau, và thói quen đó theo họ tới khi trưởng thành.

Lý do trẻ không thích ăn rau là vì?

Mẹ có biết lý do ngay từ đầu trẻ đã không thích ăn rau là gì không? Việc trẻ không thích ăn rau chủ yếu liên quan đến khẩu vị. Chúng ta có 5 vị cơ bản đó là: ngọt, chua, mặn, đắng và umami. Khi còn nhỏ, bởi vì trẻ đã thấy thích hương vị ngọt, mặn và umami từ thịt, ngoài ra 3 vị này còn có trong bánh kẹo, nên trẻ sẽ phản ứng lại với các món có vị đắng và chua. Ngoài ra, có rất nhiều lý do khiến trẻ không thích ăn rau như là mùi, hương vị đắng của răng, cảm giác khi ăn, mùi rau xanh. Ngoài ra, nhiều khi lý do trẻ không thích ăn rau cũng chỉ là vì trẻ nhìn không thích vẻ ngoài của chúng.

Những phương pháp khi trẻ không thích ăn rau

Vậy thì, đối với việc trẻ không thích ăn rau thì mẹ nên làm gì? Nói chung là việc quan trọng là làm sao để các nguyên liệu mang đến cảm giác thân thuộc cho trẻ. Để được như vậy, đừng khiến cho bữa ăn của trẻ trải qua một cách khổ sở mà mẹ hãy khiến cho trẻ cảm thấy thích thú trong bữa ăn. Thay vì khắc phục việc trẻ không thích ăn rau, mẹ hãy giúp trẻ tăng thêm những món trẻ thích ăn. Mẹ đừng suy nghĩ quá nhiều vào việc “Trẻ sẽ không ăn” “Thì nên làm gì đây?”Sau đây chúng tôi sẽ gợi ý cho mẹ một số cách giúp trẻ khắc phục việc không thích ăn rau:

1. Mẹ hãy luôn sáng tạo ra nhiều món ăn khác nhau

  • Mẹ có thể làm tăng sự thích thú ở trẻ bằng cách bày biện trang trí món ăn bắt mắt và dễ thương.

  • Hãy tạo những hương thơm của món ăn mà trẻ cảm thấy thích thú khi ngửi thấy.

  • Mẹ hãy thử nêm nếm gia vị và tạo ra nhiều sự khác nhau cho món ăn

Khi mẹ bỏ một chút công sức như những gì được gợi ý ở phía trên, không chừng là có thể sẽ bật trúng “công tắc thèm ăn ở trẻ”. Đối với trẻ nhỏ thì, bởi vì khi ăn trẻ không chỉ sử dụng  vị giác mà trẻ còn cảm nhận qua các giác quan đó là “vẻ ngoài”, “khứu giác”, “hình dáng” và “màu sắc”, nên mẹ hãy thử sử dụng nhiều cách để tiếp cận trẻ nhé.

2. Phương pháp khen ngợi trẻ khi trẻ bắt đầu ăn những miếng đầu tiên và bình tĩnh quan sát không nóng vội

Một trong những điều quan trọng là, cha mẹ không nên cố quá sức với suy nghĩ rằng “Muốn con ngừng ghét việc ăn rau ngay lập tức”. Một điều quan trọng mẹ cần lưu ý đó là khi mẹ cho trẻ ăn rau quá nhiều, sẽ khiến trẻ hình thành tâm lý ám ảnh và trở nên càng không muốn ăn rau. Mẹ hãy thử với tâm trạng là “Cho dù con nhả ra cũng không sao cả!”. Sau đó, khi trẻ ăn được 1 miếng, mẹ hãy khen ngợi trẻ như là “Mẹ thấy rất vui khi con đã chịu ăn rau đó!”, “Con thật là giỏi!”

3. Giúp con trẻ đối diện với những món mà con không thích ăn

Chắc hẳn là trong trường hợp khi trẻ không ăn được một số loại rau nhất định, sẽ có mẹ áp dụng phương pháp sắc nhỏ loại rau đó và cho con ăn với những món mà trẻ thích. Tất nhiên là trong lúc đó và trong trường hợp đó thì sẽ có hiệu quả ngay. Thế nhưng việc chỉ toàn áp dụng phương pháp ăn như vậy, việc để trẻ đối mặt với những món trẻ không ăn được và sau khi trẻ biết món ăn được cho thêm vào những món trẻ không thích ăn thì liệu rằng trẻ sẽ có tiếp tục ăn nữa hay không là hai câu chuyện khác nhau.Để mà trẻ có thể thực sự ăn được những món mà trẻ không thích ăn, thì điều quan trọng là mẹ không nên loại bỏ hoàn toàn sự tồn tại của chúng. Trước khi mẹ sắc rau củ, hãy cho trẻ xem hình dáng của chúng, mẹ hãy cho trẻ biết rõ món ăn hôm nay sẽ có loại rau củ nào được nấu chung. Tiếp đó, cha mẹ hãy cho con xem dáng vẻ ăn ngon miệng, và hãy chắc chắn rằng trẻ đã sẵn sàng đối diện với các món ăn mà mình không thích ăn.Mẹ đã nắm được một vài phương pháp để áp dụng chưa? Mặc dù việc cho trẻ biết rằng việc ăn rau củ rất tốt cho cơ thể là một điều cần thiết, nhưng việc để trẻ có thể thoải mái trong bữa ăn là điều rất quan trọng. Nên mẹ đừng hấp tấp mà hãy từ từ quan sát con, tọ cho con một bầu không khí thoải mái khi ăn những món trẻ không thích. Trong độ tuổi ăn dặm, mẹ hãy dành chút thời gian công sức cho trẻ ăn những món rau củ ngon miệng, và giúp cho trẻ khỏe mạnh bằng cách nỗ lực áp dụng việc nuôi dưỡng tạo sự hứng thú, tò mò trong những bữa ăn cho trẻ nhỏ.

Previous
Previous

Chứng sợ người lạ ở trẻ bắt đầu khi nào?

Next
Next

Giai đoạn ăn dặm ở trẻ bắt đầu từ giai đoạn nào?