Giai đoạn ăn dặm ở trẻ bắt đầu từ giai đoạn nào?

Chắc hẳn có nhiều bậc cha mẹ sẽ suy nghĩ rất nhiều khi trẻ sắp bước sang giai đoạn ăn dặm. Và chắc hẳn là nhiều bậc phụ huynh khi mới làm cha mẹ sẽ cảm thấy bất an và tự hỏi rằng “Liệu con đã sẵn sàng để bắt đầu ăn dặm được chưa?”. Nhiều bậc cha mẹ cũng sẽ lo lắng rằng làm sao để có thể cho con chuyển sang chế độ ăn dặm khi trẻ đã quen uống sữa và bú sữa mẹ. Hiểu được nỗi lo đó, trong bài viết này chúng tôi sẽ nói về giai đoạn ăn dặm của trẻ nhỏ và những điều cha mẹ nên lưu ý.

Giai đoạn ăn dặm là gì?

Giai đoạn ăn dặm không phải là cho trẻ cai hoàn toàn sữa công thức và sữa mẹ, mà là bữa ăn trong giai đoạn trưởng thành của trẻ, bổ sung cho trẻ dinh dưỡng từ các thực phẩm ngoài sữa công thức và sữa mẹ. Tùy theo độ tuổi mà tỷ lệ sữa công thức và sữa mẹ, độ to và nhỏ, cứng và mềm của thực phẩm sẽ thay đổi. Và trong giai đoạn này, trẻ có thể nhớ và cảm nhận được rất nhiều hương vị của món ăn.

Vì sao giai đoạn ăn dặm lại quan trọng?

Khi cho trẻ uống sữa công thức và sữa mẹ, cũng là một trong những giai đoạn để trẻ tập ăn uống giống như người lớn. Mặc dù mang ý nghĩa là cho trẻ tập ăn nhưng bởi vì sữa công thức và sữa mẹ không thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Chính vì vậy giai đoạn ăn dặm đóng vai trò quan trọng.

Khi nào thì trẻ có thể bắt đầu giai đoạn ăn dặm?

Trong giai đoạn ăn dặm ở trẻ, cũng có giai đoạn bắt đầu, giai đoạn trong thời kỳ ăn dặm, giai đoạn kết thúc, giai đoạn hoàn thành. Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu giai đoạn ăn dặm từ 5 - 6 tháng tuổi. Khi bước vào giai đoạn này, cổ của bé đã trở nên cứng cáp hơn và bé đã có thể ngồi vững vàng. Thế nhưng, đây chỉ là hướng dẫn. Nếu cha mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm, trẻ sẽ không thể làm quen và từ chối, điều này làm cho giai đoạn ăn dặm ở trẻ trở nên khó khăn hơn. Khi cha mẹ cho trẻ ăn thử bằng muỗng, nếu không xảy ra trường hợp trẻ không thích dùng muỗng hay không xảy ra phản xạ bú sữa, thì đó chính là khoảng thời gian tốt nhất để trẻ bắt đầu giai đoạn ăn dặm.

Giai đoạn bắt đầu ăn dặm (trong khoảng 5 - 6 tháng tuổi)

Với trẻ chỉ mới quen với việc bú sữa công thức hay sữa mẹ, thì đầu tiên cha mẹ nên tập cho trẻ làm quen với sử dụng lưỡi để ăn và nuốt thức ăn. Cha mẹ hãy nghĩ rằng đây là những buổi tập luyện việc ăn uống. Nếu có thể, cha mẹ hãy chọn những lúc trẻ đang có tâm trạng vui tươi, và thay thế một buổi bú sữa thành buổi tập ăn dặm cho bé. Đầu tiên, cha mẹ hãy bắt đầu với “món cháo” vì dễ dàng tiêu hóa và ít gây nên dị ứng ở trẻ. Trước hết cha mẹ hãy cho trẻ ăn các món súp loãng từ cháo, rau củ, chất đạm. Mẹ có thể xay, rồi lọc qua rây, sau đó trộn cùng nước. Nếu mẹ trang bị những dụng cụ như là máy xay cầm tay, bát nghiền thức ăn thì sẽ tiện lợi hơn trong quá trình nấu bữa ăn dặm cho bé. Sau khi trẻ đã quen với cháo loãng, mẹ hãy thêm vào bữa ăn của trẻ các món rau củ như cà rốt, cải bó xôi, củ cải, bí ngô. Giai đoạn này sẽ không phải lúc nào cũng suôn sẻ, nhưng 90% dinh dưỡng được cung cấp từ nguồn sữa công thức và sữa mẹ, nên mẹ không cần phải quá lo lắng.

Trong giai đoạn ăn dặm (7 - 8 tháng tuổi)

Khi trẻ đã quen với việc nuốt thức ăn, thì giai đoạn tiếp theo là trẻ sẽ tập nhai thức ăn. Những thực phẩm mẹ có thể cho trẻ ăn cũng đa dạng hơn. Trong giai đoạn này, bởi vì trẻ đã có thể ăn các món như là thịt gà, cá hồi, vì vậy mẹ nên cho trẻ thử nhiều loại gia vị khác nhau. Khi trẻ bước sang giai đoạn này, trẻ đã có thể nuốt thức ăn một cách thành thục, nên mẹ hãy thử tăng buổi ăn dặm lên 2 lần/ ngày. Thế nhưng, nếu mẹ cho trẻ ăn với tốc độ quá nhanh, trẻ sẽ hình thành thói quen nuốt tất cả thức ăn trong miệng, vì vậy mẹ hãy cho trẻ ăn chậm rãi từng chút một thôi nhé. Ngoài ra, trong giai đoạn này trẻ vẫn cần dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức, nên sau bữa ăn dặm mẹ vẫn nên cho trẻ bú sữa.

Giai đoạn sau thời kỳ ăn dặm (trong 9 - 11 tháng tuổi)

Khi trẻ đã làm quen với việc nhai những món ăn dưới dạng mềm, mẹ hãy thử cho trẻ ăn các thực phẩm với nhiều hình dáng khác nhau. Cũng sẽ có trường hợp có trẻ sẽ muốn ăn bốc. Khi bước sang giai đoạn này, 60% đến 70% dinh dưỡng được cung cấp từ bữa ăn dặm. Vì trẻ đã có thể ăn thịt heo, thịt bò, cá, nên mẹ hãy chú ý cho trẻ những bữa ăn cân bằng dinh dưỡng. Ngoài ra, sau khi trẻ đã làm quen với 2 bữa ăn dặm một ngày, lúc này mẹ có thể tăng lên 3 buổi ăn dặm cho trẻ. Điều quan trọng là mẹ hãy trang bị cho trẻ lối sống điều độ bằng việc cho trẻ ăn cùng thời gian với gia đình hoặc là quyết định cho trẻ một thời gian ăn uống cụ thể.

Giai đoạn hoàn thành ăn dặm (12 đến 18 tháng tuổi)

Giai đoạn hoàn thành ăn dặm là khi trẻ hầu như đã có thể ăn được tất cả các món ăn. Sau giai đoạn này, trẻ sẽ bước vào giai đoạn “tự ăn” chẳng hạn như ăn bốc hay dùng muỗng. Mặc dù mẹ có thể cho trẻ ăn vị nhạt như người lớn nhưng mà mẹ nên tránh cho trẻ ăn những món ăn quá cứng hoặc rau sống. Hơn nữa, khi trẻ đã hơn 1 tuổi, để mà có thể hấp thụ được đầy đủ dưỡng chất từ các buổi ăn dặm, thì đây là giai đoạn tốt nhất để mẹ cai sữa cho con và thay thế bằng sữa bò. Thế nhưng, với trẻ nhỏ, bởi vì việc bú sữa mẹ là nơi trẻ cảm thấy an tâm để phát triển, nên mẹ hãy giảm số lần bú sữa của con trong phạm vi hợp lý mẹ nhé. 

Previous
Previous

3 cách khắc phục khi trẻ không thích ăn rau củ

Next
Next

Khi trẻ bị cảm thì nên ăn gì?