Khi trẻ bị cảm thì nên ăn gì?

Những ngày trời trở lạnh hay thời tiết thay đổi thì chúng ta rất dễ bị cảm. Cha mẹ sẽ cảm thấy rất lo lắng khi con bị cảm lạnh. Để con có thể nhanh khỏi bệnh thì cha mẹ thường có suy nghĩ là cho con uống càng nhiều thuốc càng tốt. Thế nhưng bạn có bao giờ suy nghĩ rằng chế độ ăn uống cũng có thể là một cách trị khỏi bệnh cảm chưa? Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những thực phẩm mà trẻ nên ăn khi có triệu chứng cảm cúm và trong giai đoạn cảm cúm.

Khi bị cảm lạnh, thức ăn tốt cho sức khỏe sẽ giúp ngăn ngừa bệnh trở nặng

Trước hết, bạn nên biết là “Cảm lạnh” không phải tên của một loại bệnh. Tùy theo bộ phận cơ thể bị nhiễm lạnh và loại virus mà nó sẽ có sự khác nhau. Thông thường, khi virut bám dính tại bộ phận mũi và họng, sẽ dẫn đến tình trạng bị viêm nhiễm. Và cơ thể chúng ta chảy nước mũi và hắt hơi để loại bỏ virus, nhiệt độ trong cơ thể của chúng ta cũng sẽ tăng lên, hoạt động của virus trở nên yếu đi. Và cơ thể chúng ta loại bỏ những virus còn xót loại bằng đờm và cơn ho. Triệu chứng của cảm lạnh chính là phản ứng có thể chống lại những con virus đó. Tóm lại là, khi chúng ta bị cảm cúm, những thực phẩm nên ăn là những loại có khả  năng trong việc giúp ích cho việc phòng ngừa cảm cúm và hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nặng. Nổi bật là những thực phẩm có tính oxy hóa và có khả năng tăng cường sức đề kháng. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số thực phẩm mà bạn nên cho con trẻ ăn khi bị cảm cúm.

Khi bị ho, hắt hơi, sổ mũi, trẻ nên ăn và không nên ăn gì?

Nếu trẻ có triệu chứng sổ mũi, hắt hơi hay đau họng nhẹ, cha mẹ hãy cho trẻ uống nhiều nước và ăn uống như bình thường. Khi họng trẻ bị sưng đỏ và đau nhiều, bởi vì nước ép và hoa quả sẽ dễ làm đau rát cổ họng của trẻ, nên thay vì cho trẻ uống nước cam, cha mẹ nên cho trẻ ăn táo đã gọt vỏ. Ngoài ra, thức ăn quá nóng hay quá lạnh sẽ có thể làm kích thích cổ họng và dễ gây nên tình trạng ho ở trẻ. Nên cha mẹ hãy cho trẻ ăn từng chút một những món như là cháo đã để nguội, hoặc thạch giúp làm thanh mát cổ họng.

Khi trẻ phát sốt thì nên ăn gì?

Dù cho không có các triệu chứng ở đường tiêu hóa như nôn ói, tiêu chảy, thì khi trẻ bị sốt, hoạt động ở đường tiêu hóa cũng sẽ trở nên yếu hơn. Vì vậy tốt nhất là nên tránh các món ăn khó tiêu hóa như dầu mỡ và thức ăn có chứa chất kích thích. Những món giàu chất đạm như là thịt, cá cũng sẽ mất nhiều thời gian để tiêu hóa, vì vậy tốt hơn hết là cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Ngoài ra, thật đáng ngạc nhiên là những thực phẩm có vẻ sẽ ổn với hệ tiêu hóa của trẻ như là khoai tây và các chế phẩm từ sữa cũng sẽ khiến cho hệ tiêu hóa trở nên khó tiêu hơn.Chắc cha mẹ sẽ thắc mắc là không biết có phải là do bụng con yếu nên hệ tiêu hóa cũng trở nên kém hơn? Những lúc như thế, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm như là sữa bò, yogurt, thực phẩm nhiều chất béo như là kem, bí ngô, khoai lang, khoai tây, chuối,... Cho dù trẻ những lúc trẻ không muốn ăn nhưng nước vẫn nên được bổ sung đầy đủ. Bởi vì năng lượng ít nhiều gì cũng đóng vai trò quan trọng, nên cha mẹ có thể cho trẻ uống một chút những thức uống có đường mà trẻ thích. Ngay cả khi trẻ khó ăn những thức ăn đặc, cứng, thì cha mẹ có thể cho trẻ ăn những thức ăn dễ nuốt như là soup nhạt, giúp bổ sung lượng muối bị mất đi.

Chế độ ăn uống cha mẹ nên áp dụng giúp phòng ngừa cảm cúm ở con trẻ

Cho dù cơ thể trẻ bị virus cảm cúm xâm nhập, nhưng nếu trẻ có sức khỏe chống lại virus và sức đề kháng, thì virus cũng sẽ bị tiêu diệt cho dù không xuất hiện các triệu chứng nào của bệnh cảm cúm. Để giúp trẻ có thể có sức đề kháng như vậy, thì chế độ ăn hằng ngày đóng vai trò rất là quan trọng. Đầu tiên, cha mẹ cần đảm bảo trẻ ăn đủ 3 bữa trong một ngày. Khi chúng ta ngủ, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm xuống, vì vậy có thể sẽ tăng nhiệt độ cơ thể bằng cách tiêu hóa thức ăn. Do đó, để tăng khả năng miễn dịch thì bữa sáng là không thể bỏ qua. Vì vậy, cha mẹ hãy cho trẻ ăn các bữa ăn cân bằng dinh dưỡng có đầy đủ các chất như tinh bột - một thành phần giúp tạo năng lượng cho cơ thể và trí não; chất đạm - tăng cường thể lực cho cơ thể; vitamin và khoáng chất.Hơn nữa, bởi vì trong ruột chính là nơi tập hợp các tế bào miễn dịch (hoạt động giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân có hại như là virus), nên việc cải thiện tình trạng sức khỏe đường ruột cũng rất là quan trọng. Trong đường ruột có rất nhiều loại vi khuẩn thường trú, những dạng như men vi sinh và lợi khuẩn axit lactic (lợi khuẩn đường tiêu hóa) hoạt động rất tốt đối với cơ thể. Nghĩa là cha mẹ nên bổ sung thường xuyên cho con chất xơ và đường Oligo giúp nuôi dưỡng những lợi khuẩn cho cơ thể. Một vài thực phẩm chứa nhiều chất xơ và đường Oligo mà cha mẹ có thể cho trẻ ăn như là các loại đậu như đậu nành, đậu phụ, các chế phẩm từ đậu, hành tây, chuối.  

Previous
Previous

Giai đoạn ăn dặm ở trẻ bắt đầu từ giai đoạn nào?