Có thể bảo quản sữa mẹ hay không?
Sữa mẹ có thể bảo quản được không? Phương pháp và thời gian bảo quản là bao lâu?
Mẹ có biết rằng sữa mẹ sau khi vắt có thể bảo quản trong tủ lạnh cũng như tủ đông lạnh không? Bảo quản sữa mẹ và sử dụng khi cần thiết đem lại rất nhiều lợi ích cho mẹ. Với các mẹ đang trong giai đoạn cho con bú sữa, sẽ quan tâm đến điều này khi muốn bảo quản sữa mẹ sử dụng cho những lúc mẹ đổ bệnh hoặc trở lại làm việc sau khi sinh con. Vì vậy, trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến mẹ những phương pháp bảo quản sữa mẹ, thời gian bảo quản, cùng những lưu ý khi sử dụng.
Việc bảo quản sữa mẹ sẽ giúp ích rất nhiều cho mẹ
Cho dù đang trong thời kỳ cho con bú, thì dù thế nào đi nữa mẹ cũng sẽ không tránh khỏi có những lúc phải nhờ người khác trông con. Có những trường hợp mẹ phải trở lại làm việc sớm sau khi sinh con, hoặc cũng có những trường hợp như con hoặc mẹ phải nhập viện. Những lúc như thế, nếu sử dụng sữa mẹ được trữ trong tủ lạnh hay tủ đông thì dù không có mẹ vẫn có thể cho trẻ uống được sữa mẹ.Nếu mẹ vắt sữa và dự trữ sẵn, thì chồng cũng có thể giúp bạn cho trẻ bú sữa. Không hiếm những đứa trẻ chỉ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ và không uống sữa công thức, nhưng trẻ vẫn được cho uống sữa mẹ đã qua trữ đông. Sữa mẹ trữ đông không chỉ giúp những lúc mẹ bận rộn công việc, những khi mẹ bị bệnh hoặc cần phải nghỉ ngơi, thì cha cũng có thể cho trẻ bú sữa mẹ. Nhờ vậy mẹ sẽ có thể cảm thấy thoải mái hơn trong giai đoạn cho con bú đầy vất vả này. Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu phương pháp bảo quản, cách cho con bú sữa mẹ trữ đông và thời gian bảo quản.
Bảo quản sữa mẹ bằng tủ trữ đông
Khi sữa mẹ ra nhiều hơn lượng sữa trẻ cần bú trong một ngày, thì mẹ nên bảo quản sữa bằng phương pháp trữ đông. Phương pháp này giúp cho thời gian bảo quản sữa mẹ kéo dài khoảng 3 tháng. Với cách này, túi trữ đông sẽ rất tiện lợi cho mẹ. Vì nó được thiết kế để mẹ không phải chạm tay vào bên trong túi sau khi mẹ rã đông và cho vào bình sữa của trẻ. Do đó, mẹ có thể an tâm về mặt an toàn vệ sinh. Nhưng mẹ cần lưu ý rằng nếu cho vào bịch quá nhiều sữa, sẽ có thể khiến bịch sữa bị phồng lên và rách ra, nên mẹ chỉ nên cho sữa khoảng ¾ bịch là được. Điều quan trọng tiếp theo là không đặt bịch sữa dựng đứng mà hãy sắp xếp chúng bằng phẳng.
Cách cho trẻ uống sữa bảo quản trong tủ trữ đông
Trước khi mẹ cho trẻ uống sữa trữ đông thì cần phải rã đông trong tủ lạnh. Mẹ cũng có thể rã đông sữa dưới vòi nước. Sau đó, mẹ cần làm ấm sữa bằng nước ấm ở nhiệt độ trung bình. Nếu mẹ rã đông sữa bằng nước nóng hay lò vi sóng thì có thể sẽ làm mất đi chất miễn dịch vốn có trong sữa mẹ như vitamin, chất khoáng, từ đó làm biến chất sữa mẹ. Ngoài ra, lò vi sóng không làm sữa ấm đều và có thể khiến trẻ bị bỏng. Vì vậy, khi rã đông sữa cho trẻ, mẹ nhất định không được sử dụng lò vi sóng. Nếu trẻ không thể uống hết sữa sau khi rã đông, để đảm bảo vệ sinh và an toàn sức khỏe, mẹ không nên trữ đông lại mà hãy bỏ sữa thừa đi nhé.
Bảo quản sữa mẹ bằng tủ lạnh
Ngoài phương pháp trên, mẹ cũng có thể bảo quản sữa mẹ bằng tủ lạnh trong gia đình. Sữa mẹ sau khi đã vắt mà không thể dùng hết trong ngày thì mẹ có thể bảo quản bằng tủ lạnh. Thế nhưng, bảo quản trong tủ lạnh thì thời gian bảo quản sẽ ngắn hơn. Khi mẹ bảo quản sữa trong tủ lạnh, nên đậy kín nắp bình sữa. Bởi vì tủ lạnh ở nhà sẽ được mở ra đóng lại thường xuyên, nên nếu mẹ để sữa ở ngoài cùng thì khi mở tủ lạnh, nhiệt độ cao ở bên ngoài rất dễ khiến cho thành phần trong sữa mẹ bị biến chất. Vì vậy, nếu áp dụng phương pháp này, mẹ hãy để sữa ở phía trong gốc của tủ lạnh.
Cách cho trẻ uống sữa bảo quản trong tủ lạnh
Sau khi lấy sữa ra khỏi tủ lạnh, mẹ hãy làm ấm sữa bằng nước ấm có nhiệt độ khoảng 36°C. Sữa được bảo quản trong tủ lạnh, có thể sẽ bị tách béo. Nhưng tình trạng này cũng không gây ảnh hưởng gì đến chất lượng của sữa mẹ. Vì vậy, mẹ có thể lắc nhẹ hoặc khuấy nhẹ sữa trong bình rồi cho trẻ uống.
Thời gian bảo quản sữa mẹ bằng tủ trữ đông và tủ lạnh
Nếu mẹ áp dụng phương pháp trữ đông sữa bằng tủ lạnh và tủ trữ đông thì hãy tham khảo hướng dẫn phía dưới đây nhé.
Tủ trữ đông: khoảng 2 tuần đến 1 tháng
Tủ lạnh: khoảng 24 tiếng
Thế nhưng, sữa mẹ được tạo nên từ thành phần và khả năng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy, cho dù mẹ bảo quản sữa bằng tủ trữ đông thì hãy cố gắng cho trẻ uống hết trong vòng 1 tuần. Theo nguyên tắc chung, sữa mẹ khi đã rã đông cần bảo quản tủ lạnh và cho trẻ uống trong vòng 24 giờ. Nếu sữa đã được rã đông trong tủ lạnh quá 24 tiếng thì mẹ không được cho trẻ uống mà phải bỏ sữa đó đi. Hơn nữa, khi sữa đã rã đông thì mẹ không được cấp đông trở lại. Bởi vì sau khi cho trẻ bú, vi khuẩn có thể phát triển sau đó, nên nếu còn thừa thì tốt nhất mẹ nên bỏ đi.
Biết cách bảo quản sữa đúng cách là điều vô cùng quan trọng
Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng như bảo quản tủ trữ đông sẽ bảo quản được lâu hơn, còn bảo quản trong tủ lạnh thì mẹ có thể cho trẻ uống sữa liền mà không mất thời gian rã đông. Để thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ sẽ không bị mất đi hay biến chất, mẹ cần làm đúng theo các phương pháp bảo quản, và không nên thay đổi thời gian trữ đông ở mỗi cách mẹ nhé! Cuối cùng, c dù dùng nước nóng hay sử dụng lò vi sóng rất tiện lợi, nhưng để đảm bảo những dưỡng chất có trong sữa mẹ, cũng như để trẻ không bị bỏng thì mẹ nên nhớ chỉ được rã đông bằng tủ lạnh, nước ấm hoặc dưới dòng nước chảy. Nuôi dưỡng con đúng cách bằng việc tìm hiểu kỹ càng cách bảo quản sữa mẹ cho con mẹ nhé!