Khi trẻ không chịu dọn dẹp gọn gàng, mẹ phải làm sao?

Tại sao trẻ lại không muốn dọn dẹp? Những mẹo giúp mẹ rèn cho trẻ dọn dẹp ngăn nắp

Khi phải nhiều lần nhắc nhở con dọn dẹp những đồ chơi, chắc hẳn sẽ có nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng khi nghĩ rằng con mình sẽ không thể tập được "thói quen dọn dẹp” .  Và nhiều bậc cha mẹ cũng muốn con phải nhớ tự dọn đồ chơi mà con bày ra. Khi con đã có thể tự mình dọn dẹp, chắc hẳn là cha mẹ sẽ bớt cảm thấy bực bội và khó chịu. Do đó, trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ nói về lý do tại sao trẻ không thể tự mình dọn dẹp và một số mẹo giúp trẻ tự giác hơn.

Lý do trẻ không tự dọn dẹp đồ là gì?

Lý do mà trẻ không tự dọn dẹp cơ bản thì cũng giống với người lớn. Đầu tiên là khi không thể quyết định nên để ở đâu thì trẻ sẽ không thể dọn dẹp được. Hơn nữa đối với trẻ con thì cũng có nhiều chỗ khó có thể dọn dẹp được. Cũng có những lý do khiến trẻ không muốn dọn dẹp như là việc phân loại đồ quá khó, hay trẻ cảm thấy phức tạp khi phải đậy nắp lại, … Đối với trẻ thì những chỗ chứa đồ như ngăn kéo khó di chuyển, tranh ảnh và hộp được xếp trên tủ, thì rất khó để trẻ có thể sắp xếp được. Ngoài ra, còn có những lý do khác như: nếu có nhiều loại đồ chơi thì trẻ sẽ không biết phải sắp xếp thế nào, cũng như không thể tưởng tượng được sau khi sắp xếp sẽ như thế nào. Chính vì vậy mà trẻ không có động lực để dọn dẹp. Do đó, để trẻ có thể tự mình dọn dẹp, mẹ hãy dành thêm một chút công sức để đơn giản hóa cách thức sắp xếp và phân loại, chia nhỏ những lần dọn dẹp sau mỗi lần chơi ở trẻ.

Nếu mẹ dạy con từ nhỏ, thì trẻ sẽ có thể tự mình dọn dẹp khi lên 6

Thói quen dọn dẹp của trẻ sẽ bắt đầu khi trẻ chơi cùng đồ chơi. Khi trẻ đem đồ chơi ra chơi cùng, thì phải sắp xếp lại như ban đầu. Mẹ hãy tập cho trẻ thói quen này theo mỗi lần trẻ chơi, và nên bắt đầu từ giai đoạn 1 - 2 tuổi. Nhờ vào đó, khi trẻ lên cấp 1 thì trẻ sẽ có thói quen giữ gìn mọi thứ ngăn nắp, và sẽ hình thành nên những thói quen tốt của trẻ sau này. Tùy theo độ tuổi của trẻ mà cách dạy trẻ sắp xếp cũng sẽ khác nhau. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một vài cách mà mẹ có thể áp dụng theo từng độ tuổi.

Đến khoảng 3 tuổi: Mẹ hãy dọn dẹp cùng trẻ. Trong lúc đó, dạy cho trẻ những chỗ sắp xếp cụ thể.

Trong độ tuổi dưới 3 tuổi, nếu không có người lớn cùng trẻ dọn dẹp thì việc dọn dẹp sẽ rất khó cho trẻ. Điều quan trọng là mẹ cần cố gắng chỉ cho trẻ những chi tiết cụ thể. Mẹ vừa dọn dẹp cùng trẻ vừa chỉ cho trẻ “Thú bông thì con sẽ bỏ vào hộp này”, “Truyện thì con sẽ để lên kệ sách ở đằng kia nhé!”. Khi trẻ đang dọn dẹp thì mẹ hãy cố gắng khen ngợi trẻ thật nhiều. Sẽ rất khó cho một đứa trẻ khi mẹ chỉ nói “Dọn dẹp thôi” vì chúng sẽ không thể phán đoán được rằng cần làm gì và nên làm gì thì tốt. Từ sau độ tuổi lên 3, thì trẻ đã có thể tự dọn dẹp một mình.

Từ 3 - 6 tuổi: Mẹ hãy kêu trẻ dọn dẹp và quan sát trẻ

Khi trẻ từ độ tuổi 3 - 6 tuổi, mẹ đã có thể kêu trẻ dọn dẹp mà không cần phải phụ giúp trẻ. Trong độ tuổi này, mẹ hãy để cho trẻ được trải nghiệm thật nhiều những lần tự mình dọn dẹp. Cũng có trường hợp khi mẹ nói “Dọn dẹp thôi nào”, nhiều lúc trẻ vẫn cảm thấy khó khăn khi tự dọn dẹp một mình. Những lúc như thế thì mẹ có thể trở lại phương pháp như trên, vừa dọn cùng trẻ vừa chỉ cho trẻ những chỗ sắp xếp cụ thể.

Hơn 6 tuổi: Mẹ hãy đặt ra một vài quy tắc để trẻ phải tự dọn dẹp một mình

Trong độ tuổi này thì hầu như mẹ sẽ muốn trẻ tự dọn dẹp mà không đợi mẹ nhắc nhở. Vì vậy, điều quan trọng là mẹ cần phải tạo ra một vài quy tắc cho trẻ. Mẹ có thể tạo cho trẻ thói quen dọn dẹp bằng cách đưa ra những quy tắc ngay từ khi trẻ còn nhỏ như “Dọn dẹp trước khi đi tắm”, “Dọn dẹp trước khi ăn cơm”. Khi trẻ bước vào độ tuổi này thì mẹ có thể dán một tấm bảng trên tủ lạnh và cho trẻ tự mình dán lên những điều bản thân mình đã làm. Trong trường hợp trẻ chưa thể tự mình dọn dẹp gọn gàng, mẹ nên quay trở lại phương pháp trước đó. Cho dù là ở độ tuổi nào thì mẹ cũng có thể bắt đầu cùng những cách trong bài viết này.

Hãy khen ngợi con khi trẻ tự mình dọn dẹp

Điều quan trọng mẹ cần lưu ý là cho dù trẻ không thể dọn dẹp ngăn nắp hết tất cả mọi thứ, nhưng mẹ cần phải khen ngợi trẻ sau mỗi lần trẻ tự dọn dẹp. Vì vậy, hãy luôn khen con cùng với gương mặt tươi cười “Con dọn dẹp được rồi nè”, “Cảm ơn con vì đã dọn giúp mẹ nhé”. Đối với trẻ thì khi nhìn thấy gương mặt tươi vui của mẹ thì trẻ cũng sẽ rất hạnh phúc. Khi nhận được những lời khen ngợi từ mẹ thì trẻ cũng sẽ tự tin dọn dẹp một mình hơn.

Thông qua việc dọn dẹp, tình cảm gia đình cũng sẽ được vun đắp

Việc trẻ có thể tự mình dọn dẹp cũng tạo ra được rất nhiều năng lực trong tương lai. Vì khi trẻ có ngăn nắp gọn gàng, trẻ có thể lấy các dụng cụ học tập nhanh chóng và dễ dàng, giảm thiểu được thời gian tìm kiếm. Việc cha mẹ cùng con cái dọn dẹp phòng cũng sẽ giúp cho các thành viên trong gia đình gắn kết với nhau hơn. Vì vậy, để rèn luyện cho con thói quen dọn dẹp ngăn nắp, cha mẹ hãy cùng con dọn dẹp một cách vui vẻ nhé.

Previous
Previous

Lợi ích khi trẻ học đàn Violin

Next
Next

Mẹo giúp mẹ tập bé trai đi vệ sinh đúng cách