Mẹo giúp mẹ tập bé trai đi vệ sinh đúng cách

Tập cho bé trai đi vệ sinh đúng cách là một điều khá khó khăn với nhiều bà mẹ . Rất nhiều mẹ đã rất vất vả và muốn bỏ cuộc vì “Làm sao dạy con đi vệ sinh bây giờ?”. Sự khác nhau giữa cách đi vệ sinh của bé trai và bé gái là gì? Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến mẹ cách dạy bé trai đi vệ sinh thành công, và một số cách mà mẹ có thể áp dụng nếu quá trình tập cho bé không diễn ra suôn sẻ.

Mẹ nên tập cho bé trai đi vệ sinh từ khi nào?

Chắc hẳn là việc khiến mẹ phân vân nhất khi tập cho bé đi vệ sinh đó là khi nào thì nên bắt đầu. Bởi vì sự cấu tạo khác nhau giữa nam và nữ, nên “cảm giác buồn tiểu” ở nam được nói rằng khó cảm nhận hơn là ở nữ giới. Chính vì vậy, để tập luyện cho bé trai cách đi vệ sinh thì quá trình này sẽ chậm hơn và kéo dài hơn so với bé gái. Sau đây chúng tôi sẽ nói về những dấu hiệu và thời gian bắt đầu tập đi vệ sinh cho bé trai.

Thời gian mẹ có thể bắt đầu tập cho bé trai đi vệ sinh

Thời gian lý tưởng mà mẹ nên tập cho trẻ là khoảng độ tuổi từ 2 - 3 tuổi. Trong khoảng thời gian đó, mẹ cũng cần phải xem xét những dấu hiệu sau:< Thời gian bắt đầu tập cho trẻ cách đi vệ sinh>

・Trẻ đã có thể tự đi đứng một mình

・Đã có thể nói từ một cách rõ ràng

・Khoảng cách những lần đi vệ sinh của trẻ được kéo dài hơn 2 tiếng

Khi trẻ có 3 biểu hiện trên, đó chính là dấu hiệu mẹ có thể bắt đầu tập cho trẻ đi vệ sinh. Mẹ đã có thể tập cho trẻ đi vệ sinh trong độ tuổi lên 2, nhưng các điểm như là mức độ phát triển ở trẻ, sự sẵn sàng về tinh thần, cũng như là khi mẹ rảnh rỗi cũng là những điều cần lưu ý.

Những phương pháp giúp bé trai thực hành cách đi vệ sinh

Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến mẹ 5 bước trong phương pháp tập cho bé trai đi vệ sinh đúng cách

Bước 1. Dạy cho con biết về nhà vệ sinh

Điều đầu tiên mẹ cần làm là dạy cho bé nhà vệ sinh là nơi như thế nào. Đối với trẻ nhỏ, nhà vệ sinh là một nơi lạ lẫm với chúng. Khi mà mẹ dẫn trẻ đến nhà vệ sinh mà không giới thiệu trước đó, sẽ có trường hợp trẻ sẽ cảm thấy hoảng hốt và nghĩ rằng đó là một nơi đáng sợ với tiếng nước chảy lớn và một cái hố lớn trên bệ bồn cầu. Thế nhưng, khi trẻ mới 1 - 2 tuổi, thì trẻ sẽ không thể hiểu hết được khi mẹ chỉ dùng lời nói để truyền đạt. Vì vậy, mẹ có thể cho trẻ làm quen với nhà vệ sinh bằng cách cho trẻ đọc truyện tranh, cho trẻ xem video về các cách đi vệ sinh, cho trẻ chơi cùng búp bê,... Trong lúc đó, mặc dù không dạy trẻ cách đi vệ sinh nhưng trẻ sẽ có thể tiếp thu một cách tự nhiên trong lúc trẻ đang vui chơi. Nếu trong lúc đó mà trẻ nhận thức được rằng mình cần phải đi vệ sinh thì đó chính là một thành công lớn trong quá trình tập cho trẻ đi vệ sinh đúng cách.

Bước 2. Cho trẻ vào nhà vệ sinh và cho con ngồi trên bô

Khi trẻ bắt đầu có hứng thú với việc đi vệ sinh, mẹ hãy bắt đầu cho trẻ thử ngồi trên bô nhé! Cho dù trẻ không đi vệ sinh trong lúc đó cũng không sao cả. Hầu như sẽ không có đứa trẻ nào có thể đi được ngay. Trước hết, hãy bắt đầu bằng việc cho trẻ luyện tập cách ngồi. Tùy theo cách ở nhà mà mẹ có thể chọn cho trẻ bô vệ sinh hoặc tấm lót trên bồn vệ sinh dành cho trẻ em. Mặc dù nói cho dù trẻ không đi vệ sinh mẹ vẫn có thể cho trẻ ngồi để tập làm quen. Nhưng mẹ không được cho trẻ ngồi quá lâu. Nhiều mẹ sẽ có khuynh hướng chờ một chút, vì có vẻ trẻ sắp có thể đi vệ sinh được rồi. Thế nhưng việc trẻ có thể tập trung và ngồi xuống thì chỉ kéo dài cỡ 2 - 3 phút mà thôi. Nếu mẹ cố gắng cho trẻ ngồi lâu hơn nữa thì có thể trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và cảm thấy không thích nhà vệ sinh nữa. Vì vậy mẹ hãy chú ý điều này nhé! Khi mẹ thấy trẻ đã có dấu hiệu sẵn sàng để tập đi vệ sinh thì mẹ có thể bắt đầu gọi trẻ và dắt trẻ đi vệ sinh sau khi thức dậy, mỗi 2 giờ một lần, trước khi đi tắm, trước khi đi ngủ... Thế nhưng, khi trẻ đang tập trung chơi một thứ gì đó thì mẹ tuyệt đối không nên gọi trẻ đi vệ sinh lúc này. Vì sẽ khiến trẻ có suy nghĩ rằng việc đi vệ sinh sẽ làm cản trở những lần vui chơi của trẻ. Khi trẻ đã có thể đi vệ sinh tiến bộ hơn một chút, mẹ có thể chuyển từ tã trẻ em sang quần.

Bước 3. Hãy thử cho trẻ mặc quần tập đi vệ sinh và quần cho trẻ

Khi trẻ đi tiểu và đi cầu thành công một lần trong 2 lần đi vệ sinh, thì cuối cùng mẹ đã có thể thử chuyển sang mặc quần cho trẻ. Tất nhiên là những lần đầu tiên sẽ có lúc thất bại. Chúng tôi hiểu được rằng mẹ sẽ cảm thấy khó chịu khi trẻ không thể đi vệ sinh đúng cách và làm bẩn quần. Do đó, hãy tham khảo những bước cần thiết dưới đây mẹ nhé!Thời điểm tốt nhất để mẹ cho trẻ thay từ tã sang quần đó là khi mẹ có thời gian rảnh rỗi. Vì mẹ cần phải sẵn sàng cho việc dọn dẹp nhà vệ sinh và những chỗ bị trẻ làm bẩn, cũng như việc giặt đồ cho trẻ cũng sẽ tăng lên. Và thời gian này sẽ kéo dài ít nhất là một tuần. Vì vậy, mẹ cần nhiều thời gian rảnh hơn. Trong những ngày mẹ bận rộn thì mẹ có thể cho trẻ mặc tã thay vì mặc quần. Những lần đầu thường sẽ không được suôn sẻ. Khi mẹ bận rộn và vất vả, có lẽ mẹ sẽ cảm thấy tức giận với những lần trẻ là bẩn nhà. Thế nhưng cho dù thế nào thì mẹ cũng không được la mắng trẻ mẹ nhé.

Bước 4. Tập cho trẻ tiểu đứng

Việc khó khăn nhất trong quá trình tập cho bé trai đi vệ sinh chính là tiểu đứng. Quả thật rất khó cho mẹ khi chỉ dạy cách tiểu đứng qua lời nói. Khi mẹ chỉ giải thích bằng lời thì trong đầu trẻ sẽ trở nên hỗn loạn thông tin. Do đó, bây giờ đến lúc cần sự giúp đỡ của cha hoặc ông. Chắc chắn rằng việc vừa giải thích vừa cho trẻ thấy cách đứng như thế nào là một cách dạy tốt nhất. Khi mẹ giải thích, điều lưu ý là mẹ cần ưỡn hông về phía trước, cầm trong tay và nhắm đến bô vệ sinh. Khi mới bắt đầu tập, mẹ nhấn xung quanh lưng và nhắm về phía trước. Nhưng mà trong trường hợp mẹ không thể dạy con ở nhà thì cũng không sao cả. Khi trẻ đi học mẫu giáo, trẻ có thể nhìn cách bạn đi vệ sinh và học theo.

Bước 5. Tập cho trẻ cách đi cầu

Có nhiều trẻ mặc dù đã có thể đi tiểu đúng cách, nhưng lại không thể tự mình đi cầu. Trong đó có nhiều trẻ nói rằng muốn mặc tã vì trẻ muốn đi cầu. Việc dạy trẻ cách đi cầu sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Thế nhưng, một đặc điểm của việc dạy trẻ đi cầu là trẻ có thể thành công rất nhanh. Vì khi chúng ta muốn đi cầu, chúng ta sẽ dễ dàng cảm nhận được điều đó, vì vậy khi trẻ có thể tự làm điều đó trong nhà vệ sinh, thì trẻ sẽ lập tức học được cách đi cầu đúng cách. Khi trẻ ngồi trên bồn cầu thì nếu trong trạng thái chân không có chỗ cố định để kê vào thì trẻ cũng sẽ không có lực. Vì vậy, tốt hơn hết là mẹ nên trang bị cho trẻ một chiếc ghế để kê chân.

Để quá trình tập cho trẻ cách đi vệ sinh không phải thất bại

Các bé trai thường có những phong cách riêng và đôi khi trẻ sẽ không để ý đến những điều nhỏ nhặt, và khiến cho việc tập luyện không được diễn ra suôn sẻ. Có nhiều trường hợp trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi khi đi vệ sinh, nên mẹ hãy dán những hình ảnh mà trẻ yêu thích như xe hơi, xe điện để trẻ cảm thấy thích thú hơn. Để quá trình luyện tập này thành công thì bí quyết lớn nhất là mẹ cần phải chuẩn bị một cách chậm rãi. Không có đứa trẻ nào có thể hoàn thành tốt ngay từ lần đầu. Hơn nữa, mẹ cũng nên chú ý việc bắt trẻ cố gắng hoàn thành mục tiêu theo tiêu chuẩn của người lớn như là “Phải làm được trước khi đi học nhà trẻ”. Điều này cũng sẽ vô tình gây áp lực lên trẻ nhỏ và cha mẹ. Không phải đặt ra những thời hạn mà cha mẹ hãy quan sát trẻ và cùng nhau trò chuyện với con.

Đừng vội vàng trong quá trình luyện tập cho trẻ, mà hãy từ từ mẹ nhé!

Previous
Previous

Khi trẻ không chịu dọn dẹp gọn gàng, mẹ phải làm sao?

Next
Next

Giúp mẹ lấy lại vóc dáng sau khi sinh