Trẻ mít ướt, mẹ phải làm sao?

Đặc trưng của trẻ hay mít ướt và cách khắc phục

Chắc hắn chúng ta ai cũng sẽ cảm thấy có một chút phiền hà khi trẻ bật khóc. Thế nhưng, nếu tình trạng này xảy ra mỗi ngày, sẽ là một áp lực rất lớn và khiến nhiều bà mẹ cảm thấy mệt mỏi. Vậy, làm thế nào để cải thiện tình trạng mít ướt ở trẻ? Trong bài viết lần này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đặc trưng ở trẻ mít ướt và một vài cách mà mẹ có thể áp dụng.

Đặc điểm trẻ mít ướt là gì?

Lý do thực sự khiến trẻ bắt đầu khóc là gì? Và những đặc trưng của trẻ mít ướt là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

・Không có khả năng kiềm chế

Nếu mẹ cho trẻ tất cả những thứ trẻ muốn, thì trẻ sẽ trưởng thành mà không rèn được khả năng kiếm chế. Bởi vì trẻ nghĩ rằng khi trẻ khóc, trẻ sẽ có được thứ trẻ mong muốn. Vì vậy, trẻ đưa ra mong muốn của bản thân bằng cách khóc.

・Muốn có sự chú ý của cha mẹ

Trẻ sẽ liên tục khóc vì nghĩ rằng trẻ mẹ sẽ để ý đến trẻ. Khi trẻ muốn điều gì, trẻ sẽ nghĩ rằng “Khóc to sẽ có thể khiến mọi người xung quanh để ý đến” hơn là chỉ khóc thút thít một mình.

・Tính cách nhạy cảm và dễ hoảng sợ

Có nhiều trẻ sẽ dễ bị giật mình và hoảng sợ vì một điều gì đó và bật khóc. Trẻ bật khóc vì lúng túng không biết phải giải quyết thế nào, và mong muốn nhận được sự giúp đỡ từ người khác.Trên đây là một số đặc điểm của những đứa trẻ mít ướt. Đặc điểm chung của những đứa trẻ này là “Không thể diễn đạt bằng lời nói, vì vậy trẻ truyền tải cảm xúc và mong muốn của bản thân qua việc khóc”. Vậy thì, với những đứa trẻ hay mít ướt, mẹ nên làm gì?

Hãy cho trẻ tập giải thích lý do khiến trẻ khóc bằng lời nói

Đối với trẻ hay mít ướt, mẹ hãy cho trẻ biết rằng “Cho dù trẻ có khóc thì cũng không được gì cả”. Ngay cả khi trẻ bật khóc, điều cha mẹ cần làm là tránh xa trẻ một chút. Sau đó, bình tĩnh hỏi han trẻ vì sao trẻ khóc. Đối với trẻ không chịu trả lời dù cho mẹ hỏi bao nhiêu lần, mẹ hãy đưa ra câu hỏi cho con như “ Vì chuyện này … nên con khóc sao?”. Trong những lúc như vậy, hãy rèn luyện cho trẻ khả năng nói ra lý do trẻ khóc bằng lời. Và hãy cho trẻ biết rằng “Cho dù con có khóc thì cũng không được nhận gì cả”. Có lẽ, mẹ nghĩ đây vẫn là giai đoạn để nuông chiều con. Nhưng hãy tập dần cho con tính tự lập mẹ nhé. Trước hết, hãy rèn luyện cho con truyền đạt lý do khiến trẻ khóc bằng lời nói.

Khi lý do đó không thỏa đáng, hãy cố gắng giải thích cho con hiểu

Khi trẻ bắt đầu khóc, mẹ sẽ có xu hướng chiều theo ý của con. Tuy nhiên, mẹ hãy thử cố gắng bình tĩnh một lần. Như đã nói ở trên, khi trẻ nghĩ rằng bản thân sẽ có được thứ mình muốn khi bật khóc, trẻ sẽ liên tục khóc để đòi được đồ chơi của mình, cho dù đang ở nơi công cộng. Những lúc như vậy, cha mẹ sẽ nghĩ rằng “Thôi mua cho xong” để trẻ ngừng khóc. Thế nhưng, điều này sẽ khiến cho trẻ không rèn được tính kiên nhẫn, kiềm chế khi khôn lớn. Và điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho trẻ khi bước vào đời.Chắc hẳn sẽ có nhiều bậc cha mẹ suy nghĩ rằng sẽ không có vấn đề gì khi chiều chuộng trẻ vì trẻ còn nhỏ. Thế nhưng đối với những chuyện không nên làm, không được làm, cha mẹ cần trao đổi một cách nghiêm túc với trẻ. Điều này sẽ giúp ích cho trẻ nhiều hơn trong tương lai về sau. Hãy giải thích rõ ràng với trẻ lý do vì sao không được. Dùng những từ ngữ đơn giản để truyền đạt sẽ giúp trẻ có thể hiểu rõ vấn đề hơn. Những lúc này, mẹ cần giữ bình tĩnh, không nên quyết định theo cảm tính, mà hãy giải thích rõ ràng cho con. Nhờ vậy, trẻ sẽ bắt đầu suy nghĩ được rằng, dù có khóc trẻ cũng sẽ không có được điều mình muốn. Từ đó, trẻ sẽ trở nên kiềm chế và nhẫn nhịn hơn.

Hãy trao đổi với con một cách bình tĩnh

Với những gia đình cảm thấy khổ sở khi trẻ mít ướt, hãy bắt đầu tìm hiểu lý vì sao trẻ khóc và không nên lập tức đáp ứng nhu cầu của trẻ. Khóc là một cách quan trọng để truyền đạt cảm xúc của bản thân. Thế nhưng, truyền đạt cảm xúc bằng lời nói cũng là điều vô cùng cần thiết trong giai đoạn phát triển ở trẻ. Nếu cha mẹ thường xuyên đối mặt với con với tâm trạng bình tĩnh, trẻ cũng sẽ dần ổn định và kiểm soát được cảm xúc của bản thân mình. Giai đoạn trẻ mít ướt là một giai đoạn mà bậc phụ huynh nào cũng phải trải qua. Đừng vội vàng mà hãy bình tĩnh giao tiếp cùng con trẻ mẹ nhé!

Không nên nổi nóng và tức giận

Như đã nói trên, việc chiều chuộng một đứa trẻ là điều không tốt. Nhưng mẹ hãy hiểu rằng việc chiều chuộng không giống nhau. Việc chiều chuộng mà mẹ nên làm là hiểu được tâm trạng của trẻ, và hiểu được trẻ thực sự cần điều gì.Có thể khi trẻ muốn tìm được sự an tâm từ cha mẹ mình, trẻ muốn được cha mẹ chiều chuộng. Chẳng hạn khi anh em ngày càng nhiều, thời gian cha mẹ dành cho trẻ sẽ giảm xuống, hay cha mẹ chỉ khen ngợi bạn bè xung quanh trẻ. Những lúc như vậy, trẻ sẽ làm nhiều cách để được cha mẹ chiều chuộng và quan tâm hơn. Có nhiều cách khác nhau để trẻ đòi hỏi sự chiều chuộng đó, như ôm hoặc chất vấn, và khóc là một trong những cách đó.Có lẽ cũng sẽ có nhiều gia đình khi trẻ bật khóc sẽ nổi giận và nói rằng “Có cái gì mà con khóc?”. Thế nhưng, cho dù cha mẹ nổi giận thì trẻ vẫn sẽ muốn có được sự để tâm và chiều chuộng. Đối với trẻ, gần gũi với cha mẹ như một liều thuốc trấn an. Vì vậy, khi trẻ khóc, mẹ đừng nói rằng “Con lại hư rồi!” mà thay vào đó hãy ôm con vào lòng và nhẹ nhàng truyền tải với con rằng “Mẹ quan tâm chưa đủ với con mẹ phải không nè!”. Nếu mẹ làm như vậy, có thể trẻ sẽ ngừng khóc một cách bất ngờ. Hãy cùng thử cách trên khi trẻ mít ướt mẹ nhé!

Xem thêm: Thực phẩm mẹ ăn trong thai kỳ có phải nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng?

Previous
Previous

Cách để chồng cùng phụ việc nhà với vợ

Next
Next

Thực đơn giúp mẹ cải thiện làn da khô sau sinh