【YOU are the best MOM】phần 27 - Dạy con giữ lời hứa
Dạy con giữ lời hứa, cha mẹ hãy làm gương cho trẻ
Khi con bắt đầu lên 5, cha mẹ và trẻ sẽ bắt đầu có những lời hứa. Ví dụ như “Nếu con dọn đẹp đồ chơi, cất quần áo vào giỏ giặt、mẹ sẽ cho con chơi game 2 tiếng một ngày.” Chúng ta thường hay thấy những lời hứa như vậy. Thế nhưng, cũng có một số trường hợp rằng dù cha mẹ đã hứa với con nhưng khó lòng mà giữ đúng lời hứa. Giữ lời hứa là điều quan trọng để xây dựng lòng tin trong các mối quan hệ, chẳng hạn như kết bạn. Khi còn nhỏ, dù không giữ đúng lời hứa vẫn có thể được bỏ qua. Tuy nhiên, để sống trong xã hội khả năng giữ lời hứa là điều vô cùng quan trọng.
Nếu cha mẹ không giữ lời hứa, con khó có thể giữ lời hứa
Muốn trẻ biết giữ lời hứa, điều quan trọng nhất là cha mẹ phải làm gương cho con. Thấy cha mẹ biết giữ lời hứa sẽ giúp con cái biết giữ lời hứa.“Mẹ đã hứa sẽ đến công viên vào Chủ nhật, nhưng lại quyết định đi mua sắm”, “Mẹ đã hứa sẽ chơi khi tôi từ trường mầm non về, nhưng vì bận quá không dẫn con đi chơi được”... Ngay cả khi đó là một vấn đề nhỏ, đứa trẻ có thể nhớ chắc chắn rằng "Mẹ đã không giữ lời hứa của mình." Khi cha mẹ không giữ được lời hứa thì con cái cũng không giữ được lời hứa.
Điều quan trọng là kinh nghiệm "cố gắng giữ lời hứa"
Trước khi mong muốn con giữ đúng lời hứa, cha mẹ phải là người làm gương cho trẻ.Ví dụ, giả sử trẻ hứa sẽ đọc một cuốn sách tranh khi tắm xong. Nhưng khi tắm xong, con có thể quên đọc sách và nghịch đồ chơi khác. Trong trường hợp như vậy, nhiều mẹ sẽ hỏi con rằng“Khi nãy con nói là đọc sách sau khi tắm có phải không? Sao con không đọc sách trước khi chơi đi?”. Khi đó, nhiều trẻ sẽ mong muốn và lựa chọn tiếp tục chơi. Điều quan trọng, là mẹ hãy nhắc nhỏ con “Chẳng phải con đã hứa sẽ đọc sách sao?”, “Con nên giữ lời hứa của mình”. Những lời hứa mà không thể thực hiện được, những lời nói dối để qua loa là không nên. Nếu trẻ có thể trải qua nhiều điều thoải mái trong mối quan hệ với mẹ, con sẽ lớn lên trở thành một đứa trẻ có thể giữ lời hứa của mình.
Xem thêm: Khi nào mẹ mới nên cho trẻ bắt đầu xài điện thoại?